Thị trường Thứ hai, 26/07/2021, 12:22 GMT+7
Tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Hoa Kỳ sẽ đụng phải một bức tường

Kinh tế Mỹ dự kiến sẽ có một đợt tăng trưởng mạnh nữa trong quý hai, trước khi thực tế chậm và ổn định bắt đầu xâm nhập.

jl26 us1

Tổng sản phẩm quốc nội dự kiến sẽ tăng 9.2% từ tháng Tư đến tháng Sáu, theo khảo sát của FactSet. Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ công bố ước tính đầu tiên cho GDP quý hai vào thứ Năm.

Trong một thế giới trước đại dịch, đây sẽ là tăng trưởng hàng năm nhanh nhất kể từ quý 2/1983. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện tại và phản ứng chính sách quá lớn khiến đây chỉ là quý thứ ba liên tiếp GDP cao hơn nhiều xu hướng sau Đại suy thoái.

Tuy nhiên, mọi thứ sắp thay đổi.

Nền kinh tế đang dần trở lại bình thường, quyển sổ séc rộng mở của Quốc hội sắp thắt chặt hơn và hàng triệu công nhân Mỹ sẽ trở lại làm việc. Điều đó nghĩa là sự đảo ngược dần về mức trung bình đối với một nền kinh tế vẫn quen với tăng trưởng gần 2% so với các mức tăng trưởng mạnh hơn nhiều từng đạt được trong quá trình mở cửa trở lại.

“Tăng trưởng đã đạt đỉnh, nền kinh tế sẽ chậm lại một ít trong nửa cuối năm nay, sau đó sẽ chậm hơn nhiều vào nửa đầu năm 2022 khi hỗ trợ tài khóa giảm dần. Các đường nét của tăng trưởng sẽ được định hình phần lớn bởi chính sách tài khóa trong 18 tháng tới. Luồn gió thuận sẽ thổi nhẹ hơn và có thể dừng hoàn toàn vào thời điểm này trong năm tới," theo Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics.

Đi được đến đây là một chặng đường dài, nhưng nền kinh tế đã tiến rất gần đến thời kỳ trước đại dịch.

Trên thực tế, theo chỉ số hoạt động được Jefferies theo dõi, tổng sản lượng ở mức 98.6% so với mức "bình thường" trước khi Covid-19 đảo lộn mọi thứ. Hãng sử dụng một loạt các chỉ số để đo lường khi đó so với hiện tại và nhận thấy dù một số lĩnh vực như việc làm và đi lại bằng đường hàng không đang tụt hậu, bán lẻ và nhà ở đã giúp đẩy hoạt động tổng thể lên chỉ dưới 98,6% năm 2019.

Sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ
Thay đổi trong hoạt động kinh tế so với mức trước đại dịch 2019, theo Chỉ số Hoạt động
us f

“Khi xem xét tổng thể các chỉ số thu nhập hộ gia đình và bảng cân đối kế toán, tôi nhận thấy một tình huống rất, rất tích cực, các yếu tố cơ bản rất mạnh và thật khó để bi quan về triển vọng,” theo Aneta Markowska, trưởng kinh tế tài chính tại Jefferies.

Trên thực tế, tổng giá trị ròng của hộ gia đình đạt 136.9 nghìn tỷ USD vào cuối quý một, tăng 16% so với mức năm 2019, theo Cục Dự trữ Liên bang. Đồng thời, các khoản thanh toán nợ hộ gia đình so với thu nhập cá nhân khả dụng đã giảm xuống 8.2%, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1980.

Nhưng phần lớn giá trị ròng đó được thúc đẩy bởi tài sản tài chính như cổ phiếu tăng, và thu nhập cá nhân tăng nhờ các khoản chi kích thích kinh tế của chính phủ vốn đang chậm lại và cuối cùng sẽ dừng hẳn.

Nhân khẩu học kìm hãm tăng trưởng

Duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh như thế sẽ rất khó trong một nền kinh tế lâu nay bị kìm hãm bởi dân số già và năng suất kém. Những vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi các hỗ trợ chính sách ngày càng giảm cũng như cuộc chiến chống lại Covid-19 và các biến thể vẫn tiếp diễn, dù không nhiều nhà kinh tế dự kiến đến những phong tỏa trên diện rộng và hoạt động lao dốc từng xảy ra từ đầu đến giữa năm 2020.

“Những gì chúng ta thấy là một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trên xu hướng dù với tốc độ chậm hơn cho đến năm 2023. Nếu không có bất kỳ hỗ trợ chính sách nâng cao năng suất nào, cuối cùng chúng ta sẽ trở lại xu hướng vì ta không thể làm gì nhiều với những trở ngại về nhân khẩu học, điều cuối cùng sẽ kéo tăng trưởng trở về xu hướng dài hạn,” theo Joseph Brusuelas, trưởng kinh tế tại hãng tư vấn RSM.

Nhưng cũng có những khó khăn trong ngắn hạn sẽ kìm hãm những con số tăng trưởng rực rỡ này.

Lạm phát bùng phát mạnh do nguồn cung hạn chế và nhu cầu khổng lồ có liên quan đến việc mở cửa kinh tế trở lại sẽ ảnh hưởng đến sản lượng. Dù nhiều nhà kinh tế, cả những người tại Cục Dự trữ Liên bang, sẵn sàng xem lạm phát là tạm thời phần lớn do giá ô tô và xe tải đã qua sử dụng tăng cao, các quan chức trong đó có Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo giá tăng có thể sẽ tiếp tục trong ít nhất vài tháng.

Lạm phát kết hợp với hỗ trợ tài khóa giảm dần cũng sẽ giới hạn tăng trưởng.

“Nền kinh tế đang đối mặt với những hạn chế nguồn cung với việc đầu tư vào khu dân cư có thể là một lực cản và tỷ lệ hàng tồn kho vẫn ở mức âm,” theo nhà kinh tế Hoa Kỳ Alexander Lin của Bank of America. "Trong tương lai, đây có thể là đỉnh, khi tốc độ tăng trưởng hạ nhiệt trong những quý tới."

Capital Economics dự báo GDP 8% dưới mức đồng thuận trong quý thứ hai, sau đó giảm xuống 3.5% trong giai đoạn tiếp theo.

“Khi giá cả tăng cao tác động lên thu nhập thực tế, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng hàng tháng sẽ vẫn mờ nhạt, tạo tiền đề để tiêu dùng và tăng trưởng GDP giảm mạnh trong quý ba,” theo Paul Ashworth, trưởng kinh tế khu vực Bắc Mỹ tại Capital Economics.

Đại dịch là một yếu tố bất định khác.

Các ca nhiễm biến thể delta đang tăng mạnh ở một số tiểu bang và các quan chức y tế lo lắng Hoa Kỳ có thể đối mặt với một đợt bùng phát như ở một số quốc gia châu Âu và châu Á. Rất ít nhà kinh tế dự kiến sẽ có một làn sóng phong tỏa hoặc những hạn chế tương tự khác ở Hoa Kỳ, nhưng áp lực từ nước ngoài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong nước.

"Các trung tâm xuất khẩu như Việt Nam hiện đang bị phong tỏa", ông Brusuelas nói. “Việt Nam đang trở thành một bánh răng quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vì vậy chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ điều đó.”

Ông nói thêm các đàm phán về trần nợ cũng có thể làm rung chuyển mọi thứ ở Hoa Kỳ. Hôm thứ Sáu bà Yellen cho rằng những biện pháp bất thường mà Hoa Kỳ có thể cần thực hiện để tiếp tục trả các khoản nợ của mình có thể gặp rắc rối ngay trong tháng Mười.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1