Người Mỹ rủng rỉnh tiền mặt nâng cao doanh số bán lẻ của Mỹ; thiếu hụt làm giảm việc mua ô tô |
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ bất ngờ tăng trong tháng Sáu (0.6%) do nhu cầu hàng hóa vẫn mạnh ngay cả khi chi tiêu đang chuyển sang dịch vụ, hỗ trợ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ tăng tốc trong quý hai. Doanh số bán hàng phục hồi được Bộ Thương mại Hoa Kỳ báo cáo hôm thứ Sáu bất chấp lượng mua xe có động cơ giảm trong tháng thứ hai liên tiếp do thiếu nguồn cung vì tình trạng thiếu hụt bán dẫn toàn cầu. Doanh số bán hàng cũng tăng do giá cao hơn vì hạn chế về nguồn cung khi việc tiêm chủng COVID-19, lãi suất thấp và các kích thích tài khóa lớn thúc đẩy nhu cầu. “Những khó khăn từ việc mở cửa trở lại nằm ở phía nguồn cung. Báo cáo lạm phát hồi đầu tuần xác nhận các công ty vẫn đang gặp khó khăn để theo kịp nhu cầu này, nhưng thêm một tháng chi tiêu bán lẻ cao nữa sẽ khiến các công ty tin tưởng nhu cầu tiêu dùng sẽ không sớm chậm lại," theo Chris Low, trưởng kinh tế tại FHN Financial ở New York. Doanh số bán lẻ tăng 0.6% trong tháng trước. Dữ liệu cho tháng Năm được điều chỉnh lại cho thấy doanh số bán hàng giảm 1.7% thay vì giảm 1.3% như báo cáo trước đó. Các nhà kinh tế do Reuters thăm dò dự báo doanh số bán lẻ giảm 0.4% trong tháng Sáu. Doanh số bán hàng đã tăng 18.0% so với tháng Sáu năm ngoái và hiện cao hơn 18.0% so với mức trước đại dịch. Hàng hóa chiếm đa số trong chi tiêu của người tiêu dùng, với các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, du lịch và lưu trú tại khách sạn chiếm phần còn lại. Nhà hàng và quán bar là danh mục dịch vụ duy nhất trong báo cáo doanh số bán lẻ. Nhu cầu từng chuyển sang các loại hàng hóa như hàng điện tử và xe có động cơ trong thời kỳ đại dịch khi hàng triệu người làm việc tại nhà, tham gia các lớp học trực tuyến và tránh các phương tiện giao thông công cộng. Chi tiêu hiện đang quay lại các dịch vụ như du lịch và giải trí. Dù lo lắng lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng trong tháng này, chi tiêu có thể vẫn được củng cố bởi các khoản tiết kiệm kỷ lục và tài sản tăng lên. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan đã giảm xuống 80.8 vào đầu tháng này so với 85.5 trong tháng Sáu. Dự kiến lạm phát của cuộc khảo sát cho 12 tháng tới đã tăng từ 4.2% trong tháng Sáu lên 4.8%. Trong tuần này, Chính phủ cho biết giá tiêu dùng tăng mạnh nhất trong 13 năm vào tháng Sáu, trong khi giá của các nhà sản xuất tăng nhanh. “Người tiêu dùng đang rủng rỉnh tiền mặt và tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng cũng như gánh nặng nợ đã giảm xuống. Thiếu tiền mặt hay tín dụng có sẵn để chi tiêu trở một hạn chế nhỏ đối với chi tiêu hơn bao giờ hết. Kết hợp với các khoản tiết kiệm lớn, tài sản có thể cao hơn so với khi không có đại dịch," theo Scott Hoyt, nhà kinh tế cấp cao tại Moody's Analytics ở West Chester, Pennsylvania. Các hộ gia đình đã tích lũy được ít nhất 2.5 nghìn tỷ USD tiết kiệm vượt mức trong thời gian xảy ra đại dịch. Bắt đầu từ tháng này đến tháng 12, một số hộ gia đình sẽ nhận được thu nhập theo chương trình Tín dụng Thuế Trẻ em mở rộng, chương trình sẽ giúp các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp duy trì chi tiêu. Chứng khoán trên Phố Wall giao dịch thấp hơn. Đồng dollar tăng giá so với nhóm các đồng tiền khác. Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ tăng. Các khoản tăng mạnh Doanh thu tại các đại lý ô tô giảm 2.0% sau khi giảm 4.6% trong tháng Năm. Nhưng doanh số bán hàng tại các cửa hàng quần áo tăng 2.6%. Doanh số bán hàng tại các trạm xăng cũng tăng, phản ánh mức độ di chuyển tăng và giá xăng dầu cao hơn. Người tiêu dùng tăng chi tiêu tại các nhà hàng và quán bar, dẫn đến số hóa đơn tăng 2.3%. Doanh thu tại các nhà hàng và quán bar tăng 40.2% so với tháng 6/2020. Doanh thu tại các cửa hàng thực phẩm và đồ uống tăng 0.6%. Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng 1.2%, khá khiêm tốn bất chấp Prime Day của Amazon. Doanh số bán hàng tại các cửa hàng điện tử và thiết bị tăng 3.3%. Nhưng hóa đơn tại các cửa hàng nội thất giảm 3.6%. Doanh số bán hàng tại các cửa hàng bán đồ thể thao, sở thích, nhạc cụ và sách giảm 1.7%. Doanh số bán hàng tại các cửa hàng vật liệu xây dựng giảm 1.6%. Tim Quinlan, nhà kinh tế cấp cao của Wells Fargo ở Charlotte, North Carolina, cho biết: “Mùa hè năm ngoái, các bậc cha mẹ đã cố gắng mua được vòng ném bóng rổ và xe đạp ba bánh, và dành nhiều thời gian hơn để làm việc trong sân hoặc sửa sang nhà cửa. Mùa hè này, Trẻ em sẽ trở lại trại hè hoặc gia đình đã sẵn sàng lên đường du lịch." Loại trừ ô tô, xăng dầu, vật liệu xây dựng và dịch vụ ăn uống, doanh thu bán lẻ tăng 1.1% trong tháng trước sau khi điều chỉnh giảm 1.4% trong tháng Năm. Những doanh số bán lẻ cốt lõi này tương ứng chặt chẽ nhất với thành phần chi tiêu của người tiêu dùng trong tổng sản phẩm quốc nội. Trước đó, chúng được ước tính giảm 0.7% trong tháng Năm. Matthew Shay, chủ tịch của National Retail Federation cho biết: “Bước vào mùa tựu trường, chúng tôi kỳ vọng doanh thu kỷ lục khi các gia đình mua đồ điện tử, giày dép và ba lô để học trực tiếp tại trường trong năm nay”. Dù doanh số bán lẻ cơ bản của tháng Namu, các nhà kinh tế vẫn kiên định với niềm tin chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ, ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong quý thứ hai. Chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng với tốc độ 11.4% hàng năm trong quý đầu tiên. Ước tính tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong quý này khoảng 9%, tăng mạnh so với 6.4% trong quý đầu tiên. Các nhà kinh tế tin rằng nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng ít nhất 7% trong năm nay, mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1984. Kinh tế Mỹ đã giảm 3.5% vào năm 2020, thành tích tồi tệ nhất trong 74 năm. Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|