Những đồng minh châu Á thân cận nhất của Mỹ đều nỗ lực để có mối quan hệ mạnh hơn với Ấn Độ |
Khi Washington và Bắc Kinh kẹt trong cuộc chiến thương mại, những quốc gia phát triển nhất châu Á đều cố giảm phụ thuộc vào Trung Quốc – và chuyển hướng sang Ấn Độ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Australia – những đồng minh thân cận của Hoa Kỳ - là những quốc gia nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi các ngành xuất khẩu có khả năng sẽ bị tổn hại vì cuộc chiến thương mại. Nhiều quốc gia châu Á sản xuất hàng hóa sản xuất lắp ráp ở Trung Quốc trước khi xuất khẩu sang Mỹ, khiến cả chuỗi cung ứng toàn khu vực trở nên dễ bị tổn thương trước những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tăng cường giao thương giữa các quốc gia châu Á được nhiều người cho là cách bảo vệ tốt nhất cho khu vực, và điều đó thúc đẩy Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia chú ý hơn đến những người láng giềng của mình – đặc biệt là Ấn Độ, theo Termsak Chalermpalanupap, trưởng nghiên cứu tại Học viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore. Cuộc chiến thương mại nghĩa là các quốc gia châu Á “không có được sự xa xỉ để tiếp tục các phương thức truyền thống của mình,” theo Harsh Pant, một thành viên nổi bật tại viện nghiên cứu Ấn Độ Observer Research Foundation. “Họ cần những người khác, như Ấn Độ, với những điểm sáng là một đối tác kinh tế và an ninh có trách nhiệm.” “Đối tác chủ chốt” Chính phủ Australia vừa thông báo một “Chiến lược Kinh tế Ấn Độ” đầy tham vọng vào tháng Bảy. Đến năm 2035, Australia hy vọng Ấn Độ trở thành một trong ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của mình và là điểm đến lớn thứ ba ở châu Á cho các đầu tư ra nước ngoài. Cuối năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in giới thiệu một kế hoạch được biết với tên “Chính sách Phương Nam”, tập trung làm sâu sắc hơn các quan hệ với Đông Nam Á. Ấn Độ - dù về mặt địa lý không thuộc Đông Nam Á – sẽ là “đối tác hợp tác chủ chốt” của Seoul trên mặt trận này, ông Moon nói trong một chuyến thăm New Dehli vào tháng Bảy. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, dự kiến sẽ đến New Dehli vào tuần sau, đã cam kết đưa Ấn Độ thành một trụ cột trong kế hoạch Indo-Pacific của ông, xúc tiến đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng ở các thị trường mới nổi châu Á và châu Phi. Kế hoạch này được thông báo lần đầu tiên trong năm 2016, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu sử dụng thuật ngữ này. Những lĩnh vực hợp tác chính giữa Ấn Độ và Nhật Bản là những mối quan hệ cá nhân, củng cố các liên kết hàng hải, cải thiện quan hệ trong phát triển và quốc phòng, theo Đại sứ Nhật ở Ấn Độ, ông Kenji Hiramatsu. Các công ty Đài Loan như Foxconn, nhà thầu sản xuất lớn nhất thế giới, đã đầu tư vào Ấn Độ như một phần trong Chính sách hướng về phía Nam mới của bà Thái văn Anh. Ấn Độ có thể tận dụng được không? Từ góc độ chính trị, “mọi thứ ở châu Á đều thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ,” theo Dhruva Jaishankar, một thành viên nước ngoài tại Brookings India. “Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế cho những mục đích chính trị” có thể là một yếu tố nữa đẩy các quốc gia hướng về Ấn Độ, ông nói. Ông Jaishankar nói đến việc Bắc Kinh ngừng xuất khẩu kim loại đất hiếm sang Nhật Bản khi diễn ra tranh chấp lãnh thổ năm 2010 và gần đây hơn, Trung Quốc trừng phạt các công ty Hàn Quốc vì hệ thống tên lửa phòng thủ. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu New Dehli có thể hưởng lợi từ những xu hướng này hay không. Một mặt, kinh tế Ấn Độ trỗi dậy cùng ngoại giao năng động của Thủ tướng Narendra Modi khiến nước này trở thành đối tác lý tưởng đối với các quốc gia châu Á. “Trước kia, Ấn Độ từng dè dặt về việc giữ vai trò lớn hơn trong khu vực, ngày nay, Ấn Độ nói về mình như một đối thủ toàn cầu hàng đầu,” theo ông Pant của Observer Research Foundation. Nhưng thách thức còn nằm phía trước. Ấn Độ sẽ cần đẩy mạnh việc tham gia cùng các quốc gia khác trong khu vực về kinh tế và an ninh, bởi Trung Quốc đã tiến rất xa trong cả mặt trận. Hơn nữa, dưới ảnh hưởng của những thỏa thuận thương mại bị đàm phán kém và tự do hóa kinh tế không đồng đều của quốc gia Nam Á này, “khả năng Ấn Độ tận dụng được hoàn toàn những cơ hội này vẫn khá nhỏ,” ông Jaishankar nói. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|