Thị trường Thứ ba, 13/11/2018, 09:38 GMT+7
Goldman Sachs: Sẽ thiếu dầu trong những năm 2020

Theo Goldman Sachs, sắp tới sẽ có một đợt thiếu dầu vì các công ty không thể đầu tư toàn diện vào sản xuất trong tương lai

nov13 goldman1

Những người khổng lồ dầu khí toàn cầu đang ngày càng hướng đến đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng với mức carbon thấp, khi phản ứng trước áp lực có được nguồn năng lượng sạch hơn đến từ cả chính sách chính phủ lẫn các nhà đầu tư.

“Trong những năm 2020, chúng ta sẽ thiếu dầu thật sự vì không ai được phép đầu tư hoàn toàn vào sản xuất dầu trong tương lai,” theo Michele Della Vigna, người đứng đầu EMEA Natural Resources Research ở Goldman Sachs.

“Việc chuyển sang dùng năng lượng carbon thấp sẽ diễn ra vì giá dầu cao hơn, không phải vì giá thấp hơn,” ông nói.

Della Vigna cho rằng “Những ông lớn dầu mỏ” đang bắt đầu hiểu rằng nếu họ muốn có nhiều nhà đầu tư, họ cần cho thấy họ nghiêm túc trong việc giảm thiểu lượng carbon trong không khí.

Theo nhà phân tích của Goldman, những công ty dầu chỉ cần nhìn vào việc các công ty than giảm mạnh trong năm năm qua để hiểu được sự chuyển đổi trong tâm lý nhà đầu tư.

Ông Della Vigna cho rằng cho đến khi việc chuyển đổi hoàn toàn sang năng tái tạo được thực hiện, cuộc chiến hiện tại sẽ là sở hữu thị phần khí đốt lớn hơn. Theo ông, với chi phí vốn khổng lồ dành cho cơ sở hạ tầng khí đốt, những công ty lớn được nhà nước hỗ trợ dường như có vị thế tốt nhất.

“Chúng ta nói về “Bảy chị em” mới đang vượt lên, thống trị thị trường dầu và khí đốt bởi không ai khác có thể tài trợ cho những dự án khủng như thế,” ông nói.

“Bảy chị em mới” trong ngành dầu được xem là những công ty có ảnh hưởng nhiều nhất đến từ những quốc gia ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Bảy công ty này được xác định là Saudi Aramco, Gazprom của Nga, NIOC của Iran, China National Petroleum Corp, Petrobras của Brazil, PDVSA của Venezuela, và Petronas của Malaysia. "Bảy chị em" ban đầu là các công ty trong những năm 2950 sau này hợp nhất thành BP, Chevron, Shell, Exxon Mobil và Royal Dutch Shell.

Della Vigna cho rằng những công ty dầu khí châu Âu như Shell của Anh và Total của Pháp cũng đi trước các đối thủ Mỹ trong chuyển đổi từ “ông lớn dầu khí” sang “ông lớn năng lượng”.

Trong những ngày gần đây, các thị trường dầu yếu đi vì các lo ngại thừa cung và lo sợ kinh tế suy thoái gây áp lực lên giá. Cả giá dầu Brent và WTI hợp đồng đều tiến vào khu vực thị trường đi xuống khi giá giảm gần 20% so với các mức cao gần đây nhất trong tháng Mười.

Trường Sơn lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1