Tài chính Thứ sáu, 04/06/2021, 13:40 GMT+7
IMF và Ngân hàng Thế giới thúc giục G7 giải phóng vaccine thừa

Những người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới hôm thứ Năm, 3/6, kêu gọi Nhóm Bảy nền kinh tế tiên tiến giải bất kỳ liều vaccine COVID-19 thừa nào cho các nước đang phát triển càng sớm càng tốt, đồng thời kêu gọi các nhà sản xuất đẩy mạnh sản xuất.

jn4 imf

Trong một tuyên bố chung với G7, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cũng kêu gọi các chính phủ, các công ty dược phẩm và các nhóm liên quan đến mua sắm vaccine tăng cường minh bạch về hợp đồng, tài chính và việc giao hàng.

Họ nói: “Việc phân phối vaccine rộng rãi hơn vừa là nhu cầu kinh tế cấp bách vừa là mệnh lệnh đạo đức. Đại dịch sẽ không kết thúc cho đến khi tất cả mọi người đều được tiếp cận vaccine, trong đó có người dân ở các nước đang phát triển."

Ông Malpass và bà  Georgieva sẽ gặp nhau trực tiếp vào thứ Sáu và thứ Bảy với các quan chức tài chính từ các nước G7 - Anh, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Ý, Pháp và Nhật Bản - với đại dịch COVID-19 được lấy làm chủ đề trọng tâm.

Cả hai tổ chức đều hoan nghênh kế hoạch của Hoa Kỳ phân phối 25 triệu trong số 80 triệu liều vaccine Washington đã cam kết chia sẻ trên toàn cầu vào cuối tháng này.

Theo ông Malpass: "Đây là một khởi đầu tốt và tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều liều vaccine nữa, đặc biệt đối với những quốc gia có chương trình triển khai."

Theo thống kê của Reuters, virus corona mới đã giết chết hơn 3.7 triệu người trên toàn thế giới.

Trong khi khoảng một nửa dân số ở Hoa Kỳ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển vẫn ở mức một con số, theo Mamta Murthi, Phó chủ tịch phụ trách phát triển con người của Ngân hàng Thế giới.

Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới trong tuần này đã thông qua kế hoạch trị giá 50 tỷ USD của IMF nhằm chấm dứt đại dịch bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận vaccine.

Ông Malpass và bà Georgieva cho rằng vaccine nên được chia sẻ càng sớm càng tốt, một cách minh bạch, đến những nước đang phát triển có kế hoạch phân phối hoàn chỉnh.

Họ cũng kêu gọi thúc đẩy thêm nhằm tăng tính minh bạch liên quan đến các hợp đồng, các lựa chọn và thỏa thuận vaccine; các thỏa thuận tài trợ và phân phối vaccine; liều lượng phân phối và kế hoạch giao hàng trong tương lai.

Bà Murthi cho biết Ngân hàng Thế giới đã công bố dữ liệu về 2.4 tỷ USD họ đã cam kết giúp 25 quốc gia đang phát triển mua vaccine và đang thúc giục các ngân hàng đa phương khác làm điều tương tự, để cải thiện kế hoạch và mục tiêu viện trợ tốt hơn.

"Đây giống như người mù xem con voi," bà nói. "Không ai thực sự biết ngoài đó năng suất có được bao nhiêu, bao nhiêu năng suất đã được dành riêng cho ai, phần còn lại có thể được đặt hàng là bao nhiêu, thời gian giao hàng khi nào,..."

Bà cho biết điều quan trọng là phải đảm bảo các quốc gia nhận vaccine có dịch vụ hậu cần sẳn sàng. Bà lưu ý Malawi từng thực sự phải tiêu hủy một số liều vaccine sắp hết hạn sử dụng vì không thể giao hàng kịp thời.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1