Credit Suisse dự đoán tăng trưởng toàn cầu 5.9% cho năm 2021, cổ phiếu sẽ vượt trội so với các tài sản khác |
Ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ Credit Suisse dự kiến tăng trưởng toàn cầu sẽ tăng tốc trong những tháng tới khi các quốc gia dần mở cửa lại nền kinh tế, giúp tăng trưởng doanh thu và tái tuyển dụng phục hồi. Trong triển vọng đầu tư cho nửa cuối năm 2021, Credit Suisse dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5.9% trong năm nay và 4% trong năm 2022. Tăng trưởng sẽ được dẫn dắt bởi việc triển khai vaccine, kích thích tài chính và ngành dịch vụ phục hồi trên diện rộng. Credit Suisse cũng cho biết Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng với tốc độ 6.9% trong năm nay, Khu vực đồng tiền chung châu Âu dự kiến sẽ tăng trưởng thêm 4.2% trong khi châu Á ngoại trừ Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng 7.5%. Theo Ray Farris, Giám đốc đầu tư khu vực Nam Á tại Credit Suisse, kinh tế tăng trưởng có thể sẽ khiến tăng trưởng thu nhập toàn cầu, vốn là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán, phục hồi mạnh mẽ. "Chúng tôi dự kiến chứng khoán sẽ trở thành loại tài sản hoạt động vượt bậc trong vòng sáu tháng đến một năm tới", ông Farris nói. “Miễn là thu nhập tiếp tục có xu hướng cao hơn, lịch sử cho thấy chứng khoán sẽ tiếp tục đi lên.” “Thỉnh thoảng sẽ có những điều chỉnh, nhưng những điều chỉnh đó thực sự sẽ là cơ hội,” ông Farris nói. Cổ phiếu sẽ hoạt động vượt bậc Trên thị trường cổ phiếu, Credit Suisse cho biết họ nghiêng về các lĩnh vực mang tính chu kỳ như tài chính và vật liệu. Cổ phiếu chu kỳ là những công ty có hoạt động kinh doanh cơ bản có xu hướng tuân theo chu kỳ kinh tế tăng trưởng và suy thoái. Ngân hàng cũng nghiêng về các thị trường có chu kỳ ở Châu Âu như Vương quốc Anh, Đức và Tây Ban Nha. Theo ông Farris, châu Âu với tư cách là một thị trường chứng khoán sẽ tạo ra mức tăng trưởng thu nhập tương tự như Hoa Kỳ trong năm 2021 nhưng họ đang làm điều đó ở “mức định giá thực sự thấp nhất trong nhiều thập kỷ trong tương quan so sánh.” “Châu Âu sẽ bùng nổ mua bán khi thoát khỏi đại dịch, mở cửa trở lại và tốc độ tăng trưởng tăng nhanh,” ông Farris nói, đồng thời cho biết thêm Vương quốc Anh nghiêng về các lĩnh vực tài chính và kinh tế toàn cầu trong khi Đức nghiêng về các lĩnh vực mang tính chu kỳ. Ở châu Á, ngân hàng nghiêng về các cổ phiếu Hàn Quốc và Thailand, vốn có thể được hưởng lợi do tình trạng thiếu chip trên toàn thế giới và xu hướng tăng phát toàn cầu. Chứng khoán Thailand nhiều khả năng cũng sẽ tăng giá từ đợt tăng giá dầu. Credit Suisse khá trung lập với chứng khoán Trung Quốc, với lý do đà tăng trưởng chậm lại sau khi bình thường hóa do đại dịch và rủi ro từ các quy định đang đè nặng lên tâm lý thị trường. Chính sách tiền tệ Trong một cuộc họp báo truyền thông riêng biệt ông Farris chỉ ra rằng thị trường tài sản và giá tài sản vẫn được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác. “Các ngân hàng trung ương, các ngân hàng trung ương cốt lõi, có khả năng tiếp tục mở rộng bảng cân đối kế toán, bơm thêm thanh khoản vào hệ thống cho đến cuối năm nay.” Theo ngân hàng này, áp lực lạm phát và rủi ro lạm phát đã tăng trong những tháng gần đây. Họ dự kiến lạm phát sẽ tạm thời vượt qua các mục tiêu của ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn khi các lĩnh vực dịch vụ mở cửa trở lại. Áp lực giá liên tục sẽ khuyến khích Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sớm rút lại chính sách tiền tệ nới lỏng - dưới hình thức mua tài sản hàng tháng để kích thích nền kinh tế. Ông Farris không kỳ vọng Fed sẽ công bố bất kỳ quyết định nào cho đến cuối quý Ba và xa hơn, đồng thời việc cắt giảm thực tế sẽ không xảy ra cho đến năm 2022. Hơn nữa, lãi suất có thể sẽ được giữ cho đến năm 2023. “Vì vậy, đó là bối cảnh chính sách tiền tệ rất hỗ trợ cho các tài sản mang tính rủi ro,” ông Farris nói. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|