Doanh nghiệp Thứ ba, 13/10/2020, 14:39 GMT+7
Đầu tư khí đốt tự nhiên tăng, bất chấp nhu cầu hiện tại yếu

Đầu tư vào các dự án khí đốt tự nhiên trên khắp Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng, ngay cả khi đại dịch virus corona làm suy giảm nhu cầu nhiên liệu, theo Arab Petroleum Investments Corp.

oc13 gas

Các dự án khí đốt được lên kế hoạch hoặc đang được phát triển trong khu vực sẽ cần khoảng 211 tỷ USD đầu tư từ năm 2020 đến năm 2024, bên cho vay đa phương cho biết vào thứ Hai, 12/10. Trong triển vọng đầu tư trước đó của mình, Apicorp ước tính tổng chi tiêu sẽ là 185 tỷ USD từ năm 2019 đến năm 2023.

Việc tăng cường sản lượng tại Qatar, quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất, sẽ chiếm 22 tỷ USD vốn đầu tư theo kế hoạch, theo Apicorp, hãng có trụ sở tại Saudi Arabia. Iran và Saudi Arabia được cho là sẽ có nhiều hoạt động nhất, với gần 90 tỷ USD đầu tư theo kế hoạch và cam kết đến năm 2024.

Các quốc gia Trung Đông đang sắp xếp các dự án khí đốt mới trong khi giảm các khoản đầu tư liên quan đến dầu mỏ, dù đại dịch đã khiến giá nhiên liệu hóa thạch đi xuống. Điều này một phần do các chính phủ đang thúc đẩy sử dụng khí đốt để sản xuất điện thay cho dầu thô.

Cuộc chiến để có được người mua LNG sẽ trở nên “khốc liệt” hơn trong hai hoặc ba năm tới và một số nhà sản xuất có thể chọn tiêu thụ nhiều khí đốt trong nước hơn nếu giá LNG toàn cầu vẫn ở mức thấp, theo Leila Benali, trưởng kinh tế của Apicorp.

“Câu hỏi quan trọng là bạn kiếm tiền từ khí đốt như thế nào - xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước,” bà Benali nói. “Một đối thủ nên đến nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất cho nguồn nhiên liệu họ đang sản xuất.”

Theo nghiên cứu của Apicorp, các công ty và tổ chức nhà nước chiếm đến 92% các khoản đầu tư vào các dự án khí đốt của khu vực.

Trường Sơn lược dịch
Theo WorldOil

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1