Chứng khoán Thứ hai, 26/07/2021, 12:17 GMT+7
Chứng khoán châu Á đứng bên lề khi các quỹ ồ ạt đổ vào Wall Street

Cổ phiếu châu Á đã vật lộn để phục hồi vào thứ Hai, 26/7, khi thu nhập doanh nghiệp siêu khủng của Mỹ hút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi và vào Phố Wall, nơi kỷ lục bị phá hầu như hàng ngày.

jl26 asia

Hơn một phần ba doanh nghiệp trong S&P 500 dự kiến sẽ báo cáo kết quả hàng quý trong tuần này, đứng đầu là Facebook Inc, Tesla Inc, Apple Inc, Alphabet Inc, Microsoft Corp và Amazon.com.

Chỉ với hơn 1/5 S&P 500 đã báo cáo kết quả hàng quý, 88% doanh nghiệp đã đánh bại kỳ vọng chung của các nhà phân tích. Đó là lý do chính khiến các nhà quản lý tiền tệ toàn cầu đã rót hơn 900 tỷ USD vào các quỹ của Mỹ trong nửa đầu năm 2021.

Oliver Jones, một nhà kinh tế thị trường cấp cao tại Capital Economics, lưu ý thu nhập của Hoa Kỳ được dự đoán sẽ cao hơn khoảng 50% trong năm 2023 so với năm ngay trước đại dịch, nhiều hơn đáng kể so với dự đoán ở hầu hết các nền kinh tế lớn khác.

Nhưng ông cũng thận trọng: “Với rất nhiều sự lạc quan, dường như đối với chúng tôi làn sóng các dự báo thu nhập tăng, vốn hỗ trợ rất nhiều cho thị trường chứng khoán trong năm qua, sẽ nhạt dần.”

Nasdaq tương lai tăng 0.1% trong phiên giao dịch sớm, trong khi S&P 500 tương lai giữ ổn định.

Khi các quỹ đổ vào Wall Street, các thị trường châu Á đa phần bị bỏ rơi. Chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương rộng nhất bên ngoài Nhật Bản của MSCI có xu hướng đi ngang kể từ tháng Ba và chỉ tăng một ít vào thứ Hai.

Chỉ số Nikkei tăng 1.6% trong phiên giao dịch đầu năm, nhưng đó là mức thấp nhất trong bảy tháng. Hàn Quốc có phần tốt hơn nhờ nhu cầu đối với cổ phiếu công nghệ nhưng không đổi nhiều vào thứ Hai.

Tuần này cũng sẽ có dữ liệu từ Hoa Kỳ, sẽ nhấn mạnh hơn biểu hiện hoạt động tốt của nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội quý hai được dự báo sẽ tăng trưởng hàng năm 8.6%, trong khi chỉ số ưa thích của Fed về lạm phát cốt lõi được cho là tăng 3.7% hàng năm trong tháng Sáu.

Cục Dự trữ Liên bang họp vào thứ Tư và dù dự kiến không có thay đổi về chính sách, Chủ tịch Jerome Powell có thể sẽ bị thúc ép phải làm rõ "tiến bộ đáng kể hơn nữa" về việc làm sẽ như thế nào.

"Thông điệp chính từ cuộc họp báo sau cuộc họp của Chủ tịch Fed Powell phải phù hợp với lời nói của ông ấy trước Quốc hội hồi giữa tháng Bảy khi ông tỏ ra không vội vàng thu hẹp kích thích kinh tế", theo nhà kinh tế Kevin Cummins của NatWest Markets.

"Tuy nhiên, ông ấy rõ ràng sẽ nhắc nhở các bên tham gia thị trường rằng quá trình đếm ngược đã chính thức bắt đầu."

Cho đến nay, thị trường trái phiếu không hề bị ảnh hưởng trước viễn cảnh kích thích kinh tế cuối cùng sẽ giảm dần với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm trong 4 tuần liên tiếp xuống 1.28%.

Sự sụt giảm này không làm giảm giá trị đồng dollar, một phần do lợi suất của châu Âu đã giảm thêm với những kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục mua trái phiếu.

Đồng tiền chung đã có xu hướng thấp hơn từ tháng Sáu và chạm mức đáy $1.1750 trong bốn tháng vào tuần trước. Đồng euro cuối cùng ở mức $1.1770 và có nguy cơ tiến đến mức thấp nhất năm 2021 với $1.1702.

Đồng dollar cũng nhích lên so với đồng yen, đạt 110.57, nhưng vẫn thấp so với mức đỉnh 111.62 gần đây. Đồng euro giảm đã nâng chỉ số dollar lên 92.891, một chặng đường dài so với mức đáy 89.533 hồi tháng Năm.

Dollar tăng giá bù cho lợi suất trái phiếu giảm khiến giá vàng giới hạn quanh mức $1,800/ounce.

Giá dầu tăng tốt hơn trong bối cảnh nhu cầu sẽ vẫn mạnh khi kinh tế toàn cầu dần mở cửa và nguồn cung tiếp tục eo hẹp.

Dầu Brent được giao dịch mạnh hơn 23 cent lên $74.33/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 20 cent lên $72.27.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1