Chứng khoán Thứ hai, 23/08/2021, 11:32 GMT+7
Chứng khoán châu Á mong manh trong bối cảnh lo lắng về tăng trưởng, nhu cầu dollar tăng

Các thị trường chứng khoán châu Á đang cố gắng khắc phục vào thứ Hai, 23/8, sau khi lao dốc vào tuần trước do những lo ngại về virus corona không có dấu hiệu giảm bớt, trong khi dòng tiền trú ẩn an toàn làm lợi cho đồng dollar trước bản cập nhật quan trọng về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.

ag23 asia1

Một loạt các khảo sát sản xuất "chớp nhoáng" cho tháng Tám diễn ra vào thứ Hai sẽ đưa ra dấu hiệu sớm về việc tăng trưởng toàn cầu đang đi xuống như thế nào trước biến thể Delta. Các nhà phân tích dự kiến sẽ có trượt giá và đặc biệt ở châu Á.

Những lo ngại về kinh tế Trung Quốc chỉ gia tăng trong những tuần gần đây, dù việc xiết chặt quy định của Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ đã giáng một đòn kép vào thị trường.

Hơn 560 tỷ USD bị xóa sổ khỏi các sàn giao dịch ở Hong Kong và Trung Quốc đại lục vào tuần trước khi các quỹ lo lắng các nhà quản lý có thể nhắm mục tiêu vào lĩnh vực nào tiếp theo.

Tác động đã quá rõ ràng khi chỉ số MSCI của cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương rộng nhất bên ngoài Nhật Bản giảm 4.8% trong tuần trước xuống mức đáy trong chín tháng. Đầu ngày thứ Hai, chỉ số này tăng thêm 0.2% nhưng các khoản tăng có vẻ mong manh.

Tình trạng này lan sang Nhật Bản, với chỉ số Nikkei giảm 3.4% trong tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng Giêng. Việc săn giá hời đã giúp chỉ số này tăng 1.2% vào đầu ngày thứ Hai.

 “Sau sự phục hồi mạnh mẽ hình chữ V, có nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng chậm hơn,” theo chiến lược gia đầu tư Michael Hartnett của BofA.

"Đường cong lợi suất của Hoa Kỳ đang ở mức thấp nhất trong một năm, các thị trường mới nổi đang âm tính đến nay và cả đồng và dầu đều giảm hai con số so với các mức cao gần đây."

Ông dự kiến cổ phiếu và tín dụng sẽ có lợi nhuận âm trong nửa cuối năm nay và gợi ý các nhà đầu tư nên sở hữu các cổ phiếu phòng thủ.

Biến thể Delta lan rộng cũng có khả năng đảo lộn thời gian của các kế hoạch thu hẹp kích thích của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Dallas Robert Kaplan, một người nổi tiếng diều hâu, hôm thứ Sáu cho biết ông có thể xem xét lại việc cần thiết bắt đầu thu hẹp sớm nếu virus gây hại cho nền kinh tế.

Điều đó làm tăng thêm sự không chắc chắn cho bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Jackson Hole tuần này, hội nghị đã phải chuyển sang trực tuyến vì các hạn chế của đại dịch.

“Trường hợp cơ bản của chúng tôi là FOMC sẽ công bố thu hẹp trong tháng Chín nếu bảng lương phi nông nghiệp tháng Tám tăng mạnh,” theo Joseph Capurso, trưởng bộ phận kinh tế quốc tế của CBA.

"Chúng tôi dự đoán quá trình thu hẹp sẽ được thực hiện trong tháng 10 hoặc tháng 11, dù số ca nhiễm và tử vong do Covid gia tăng gần đây ở nhiều nơi có thể khiến ông Powell tạm dừng kế hoạch."

Trong thị trường, điều này lại trái ngược với Ngân hàng Trung ương châu Âu, đang chịu áp lực bổ sung thêm các biện pháp kích thích, giúp dollar tăng giá so với đồng euro.

Capurso cho biết: “Không như Fed, chúng tôi không dự kiến ECB sẽ thay đổi lập trường chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa. Chúng tôi dự đoán EUR sẽ giảm xuống mức thấp $1.12 trong quý 1/2022, trước khi dần tăng giá."

Đồng tiền chung giao dịch ở mức $1.1697, sau khi mất 0.8% vào tuần trước, chạm mức thấp nhất trong mười tháng $1.1662, giúp chỉ số dollar đạt mức cao nhất trong 10 tháng 93.734 và cuối cùng giao dịch ở mức 93.507.

Đồng dollar tăng mạnh đối với hàng hóa và tiền tệ của các thị trường mới nổi, và tăng cao hơn đối với nhân dân tệ của Trung Quốc.

Dollar tăng ít hơn so với yen Nhật, ở mức 109.84, đồng tiền cũng đang được hưởng lợi từ các dòng chảy trú ẩn an toàn.

Sự xáo trộn tăng trưởng toàn cầu đã gây thiệt hại nặng nề cho hàng hóa trong tuần trước, với kim loại cơ bản, hàng rời và dầu đều giảm.

Vàng ổn định hơn ở mức $1,777, sau một ngày lao dốc hồi đầu tháng Tám.

Dầu đã có tuần giảm mạnh nhất trong hơn chín tháng do các nhà đầu tư dự đoán nhu cầu nhiên liệu suy yếu trên toàn thế giới do các ca nhiễm COVID-19 gia tăng.

Đầu ngày thứ Hai, dầu Brent tăng 37 cent lên $65.55/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 27 cent lên $62.41.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1