Chứng khoán Thứ ba, 31/08/2021, 11:36 GMT+7
Chứng khoán Châu Á hạ nhiệt vì dữ liệu yếu của Trung Quốc

Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa giảm điểm vào thứ Ba, 31/8, bất chấp các khoản cao mới ở Phố Wall, do lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc và những thay đổi về quy định của nước này gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư.

ag31 asia1

Chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản của MSCI giảm 0.25%, trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 0.3% trong phiên giao dịch buổi.

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản giảm trong tháng Bảy khi sản xuất ô tô bị ảnh hưởng do virus corona trỗi dậy ở châu Á, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Chỉ số CSI300 chuẩn của Trung Quốc mở cửa lần lượt giảm 0.1% và 0.2%.

Hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong tháng Tám do các hạn chế liên quan đến virus corona và giá nguyên liệu thô cao gây áp lực cho các nhà sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong khi hoạt động dịch vụ giảm mạnh, theo dữ liệu quốc gia hôm thứ Ba.

Bắc Kinh hôm thứ Hai đã giảm thời gian người chơi dưới 18 tuổi có thể chơi các trò chơi trực tuyến xuống còn một giờ vào các ngày thứ Sáu, cuối tuần và ngày lễ, điều các nhà phân tích dự kiến sẽ tiếp tục gây áp lực lên cổ phiếu công nghệ.

“Lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đang chịu nhiều áp lực. Sự phân hóa sẽ tiếp tục khi thị trường đối mặt với nhiều bất ổn về chính sách của Trung Quốc,” theo Edison Pun, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Saxo Markets.

Tuy nhiên, cổ phiếu Australia tăng nhẹ phiên thứ hai liên tiếp, dẫn đầu là nhóm cổ phiếu khai thác và công nghệ. S&P/ASX 200 tăng 0.2% lúc 0130GMT.

Tâm lý hạ nhiệt hơn ở châu Á theo sau các khoản tăng cao mọi thời đại của các chứng khoán chuẩn Hoa Kỳ và toàn cầu trong phiên trước, khi Cục Dự trữ Liên bang tỏ ra không vội vàng từ bỏ khoản kích thích khổng lồ của mình.

Dầu thô Mỹ giảm 0.51% xuống $68.86/thùng và dầu Brent giảm 0.56% xuống $73/thùng trong phiên giao dịch châu Á do bão Ida suy yếu thành bão cấp 1 trong vòng 12 giờ sau khi đổ bộ ở cấp 4.

“Sự chú ý hiện tập trung vào cuộc họp của OPEC+ sau khi cơn bão Ida tấn công, cú shock nguồn cung ngắn hạn đã giảm và cuộc họp của OPEC+ có thể đồng nghĩa với khả năng tăng thêm nguồn cung trong tương lai. Giá dầu thô có thể yếu trở lại sau khi phục hồi mạnh khoảng 10% trong tuần trước,” ông Sun nói.

Vàng giao ngay tăng 0.18% lên $1813.54/ounce.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1