Chứng khoán Thứ sáu, 10/09/2021, 10:36 GMT+7
Cổ phiếu châu Á tăng dần, sự chú ý tập trung vào đợt thu hẹp kích thích của ngân hàng

Chứng khoán châu Á tăng điểm hôm thứ Sáu, 10/9, sau hai ngày đi xuống, nhưng tâm trạng vẫn còn lo lắng khi các nhà đầu tư toàn cầu cố gắng tìm cách tốt nhất để hiểu những động thái thận trọng của các ngân hàng trung ương nhằm kết thúc các kích thích kinh tế, vốn cũng khiến thị trường tiền tệ trầm lắng.

s10 asia1

Chỉ số chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương lớn nhất bên ngoài Nhật Bản của MSCI tăng 0.47% vào đầu phiên giao dịch, nhưng vẫn giảm khoảng 0.8% so với đóng cửa tuần trước, phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Chỉ số Nikkei của Nhật tăng 0.25% và hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 e-minis, đi ngang.

Chỉ số Australia (.AXJO) tăng 0.4% do các cổ phiếu khai thác mỏ tăng sau khi giá nhôm đạt mức cao nhất trong nhiều năm và các blue chip của Trung Quốc (.CSI300) cũng tăng 0.5%

Nhưng Hong Kong dẫn đầu các khoản tăng với chỉ số chuẩn (.HSI) phục hồi 1.5% sau khi giảm hơn 2% một ngày trước khi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc chịu một cú đánh khác sau khi các nhà chức trách nhắm đến các công ty game. Nhưng các bên giao dịch vẫn thận trọng về việc bắt đáy quá nhiều.

 “Tại một thời điểm nào đó, các nhà đầu tư thực sự sẽ nói đây là mức giá phù hợp, nó sẽ không về 0,” theo John Lau, người đứng đầu bộ phận chứng khoán châu Á và là nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại SEI.

"Tôi cho rằng hầu hết các nhà đầu tư sẽ đợi cho đến khi mọi thứ ổn định và xem liệu có đủ rõ ràng trước khi họ hành động hay không, lúc này, điều đó vô cùng khó khăn."

Chứng khoán Châu Á tăng sau một ngày thứ Năm lao đao khi các thị trường vật lộn để có được hướng đi rõ ràng.

Phản ứng trước việc Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ làm chậm việc mua trái phiếu khẩn cấp trong đại dịch COVID-19 trong quý tới bị hạn chế bởi ECB không cho biết chi tiết kế hoạch chấm dứt Chương trình Mua Khẩn cấp vì Đại dịch trị giá 1.85 nghìn tỷ euro như thế nào.

"Tâm lý chấp nhận rủi ro dao động trong phiên giao dịch qua đêm, ban đầu phản ứng tích cực với cuộc họp của ECB và bằng chứng về sức mạnh trên thị trường lao động Mỹ. Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ kết thúc trong sắc đỏ, có khả năng phản ánh lo ngại về thời gian ngân hàng trung ương tiến hành thu hẹp kích thích và những thiệt hại từ biến thể Delta vẫn tiếp diễn,” theo các nhà phân tích tại ANZ.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (.DJI) giảm 0.43%, S&P 500 (.SPX) mất 0.46% và Nasdaq Composite (.IXIC) giảm 0.25%.

Thông thường, các nhà đầu tư xem số liệu việc làm tốt hơn là dấu hiệu Cục Dự trữ Liên bang ít có khả năng trì hoãn việc thu hẹp các khoản mua tài sản khổng lồ, vốn hỗ trợ giá cổ phiếu trong những tháng gần đây.

Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Michelle Bowman đã tham gia cùng các nhà hoạch định chính sách khác cho rằng báo cáo việc làm tháng Tám yếu kém có thể sẽ không phá bỏ kế hoạch thu hẹp khoản mua trái phiếu hàng tháng 120 tỷ USD của ngân hàng trung ương vào cuối năm nay.

Trên thị trường tiền tệ, đồng euro không đổi theo giờ châu Á ở mức $1.1820, sau khi thông báo của ECB đã giúp đồng tiền này chấm dứt những ngày đi xuống, khi rời mức cao nhất trong tháng thiết lập vào cuối tuần trước.

Đồng dollar cũng không đổi nhiều so với một nhóm các đồng tiền khác nhưng trên đà tăng gần 0.5% tính theo tuần.

Lợi suất trên trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn tăng lên 1.307% so với đóng cửa 1.3% ở Hoa Kỳ.

Dầu thô Mỹ giảm 0.1% xuống $68/thùng. Dầu thô Brent giảm 0.15% xuống $71.34/thùng.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1