Chứng khoán Thứ ba, 20/07/2021, 10:52 GMT+7
Cổ phiếu giảm giá khi các đợt bùng phát virus gây lo ngại về sự phục hồi toàn cầu

Chứng khoán châu Á giảm vào đầu ngày thứ Ba, 20/7, khi thị trường ngày càng lo ngại biến thể Delta dễ lây lan của virus corona sẽ gây hại cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu, khiến các tài sản rủi ro hơn, trong đó có dầu, trượt giá mạnh.

jl20 asia1

Chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản của MSCI đã giảm đến 0.29%, với S&P/ASX 200 của Australia giảm 0.39%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật xuống mức thấp nhất trong sáu tháng trong phiên giao dịch sớm và tiếp tục giảm đến 1.05%.

Chỉ số Hang Seng mở cửa thấp hơn 0.3% và Chỉ số CSI300 chuẩn của Trung Quốc giảm 0.7% khi bắt đầu.

Tại Bắc Kinh, các nhà hoạch định chính sách giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn đối với các khoản cho vay doanh nghiệp và hộ gia đình khi ấn định lãi xuất tháng Bảy vào thứ Ba, bất chấp kỳ vọng về việc cắt giảm sau khi bất ngờ giảm yêu cầu dự trữ của ngân hàng.

“Các thị trường rõ ràng đang ở chế độ loại trừ rủi ro,” theo Edison Pun, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Saxo Markets. Ông cho biết thêm xu hướng tăng của Phố Wall đang suy yếu.

Cổ phiếu trên Phố Wall đã giảm tới 2% vào thứ Hai, với chỉ số Dow có ngày tồi tệ nhất trong chín tháng khi số ca tử vong do COVID-19 gia tăng ở Hoa Kỳ.

Các tài sản rủi ro hơn trên toàn cầu gần đây đang chịu áp lực khi nhiều quốc gia gặp khó khăn trong ngăn chặn sự bùng phát của biến thể virus Delta lây lan nhanh, làm dấy lên lo ngại các đợt phong tỏa thêm nữa và hạn chế khác có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Các nhà phân tích của ANZ viết trong một lưu ý cho khách hàng: “Bất chấp việc triển khai vaccine, các thị trường dường như không học được cách sống chung với COVID-19.”

“Ít nhất vào lúc này, tâm lý dường như đã chuyển sang niềm tin rằng có thể họ đã kỳ vọng quá mức vào tăng trưởng và thu nhập,” đồng thời lưu ý các nhà đầu tư không thích rủi ro đang từ bỏ các mặt hàng.

Giá dầu giảm hơn 6% do lo lắng về nhu cầu trong tương lai và thỏa thuận tăng nguồn cung của OPEC+.

Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ tăng cao hơn vào thứ Ba sau khi tăng mạnh hôm thứ Hai. Lợi suất trái phiếu  kỳ hạn 10 năm tăng lên 1.2087% từ mức đóng cửa 1.181%, mức từng có vào tháng Hai và lợi suất 2 năm tăng từ 0.21% lên 0.2196% hôm thứ Ba.

Tuy nhiên, dù đường cong lợi suất của Hoa Kỳ tăng nhẹ, chênh lệch giữa lợi suất 10 năm và 2 năm của Hoa Kỳ vẫn gần mức thấp nhất của tháng Hai, báo hiệu nhà đầu tư nghi ngờ về triển vọng tăng trưởng.

Giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã tăng 0.2% trong tháng Sáu so với một năm trước, đánh dấu tốc độ tăng hàng năm nhanh nhất trong hơn một năm, phần lớn do chi phí năng lượng cao hơn, một dấu hiệu cho thấy tác động của lạm phát hàng hóa toàn cầu đang dần lan rộng.

Dầu thô của Mỹ ổn định và bù được một ít khoản giảm trong ngày thứ Hai, tăng 0.74% lên $66.91/thùng, trong khi dầu Brent cũng phục hồi tăng 0.45% lên $68.93/thùng. Tuy nhiên, cả hai mức giá vẫn giảm mạnh so với cuối tuần trước.

Vàng giao ngay ổn định ở mức $1,813.15/, sau khi xuống mức thấp nhất trong một tuần $1,794.06 USD trong phiên trước.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1