Chứng khoán Thứ ba, 29/06/2021, 13:16 GMT+7
Cổ phiếu châu Á chịu áp lực do lo ngại về biến thể Delta

Cổ phiếu châu Á giảm vào thứ Ba, 29/6, do lo ngại những đợt bùng phát virus corona mới trong khu vực có thể làm giảm sự phục hồi kinh tế ngay cả khi đà tăng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ khiến Cục Dự trữ Liên bang xem xét rút lại chính sách nới lỏng nhanh hơn.

jn29 asia1

Chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản lớn nhất của MSCI thấp hơn 0.11%, dao động gần các mức cao gần đây, mặc dù động lực đã không còn khi một số quốc gia áp đặt lại các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn biến thể Delta lây lan.

Cổ phiếu của Australia và Nhật Bản gánh chịu những tổn thất sớm, với chỉ số ASX/200 giảm 0.76% và chỉ số Nikkei giảm 0.91%. Thị trường Hàn Quốc giảm 0.39% và chứng khoán Trung Quốc cũng giảm 1.06%.

Những lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao gây tổn hại tâm lý tại thời điểm thị trường vẫn còn lo lắng sau khi Fed khiến các bên giao dịch shock với khuynh hướng diều hâu hồi đầu tháng.

Australia đang phải đối mặt với những đợt bùng phát nhỏ nhưng đang phát triển nhanh với việc phong tỏa nhanh ở nhiều thành phố, trong khi Indonesia cũng đang vật lộn với số ca nhiễm cao kỷ lục, Malaysia dự kiến sẽ kéo dài phong tỏa và Thailand đã công bố các hạn chế mới.

“Thị trường đang thực sự đi xuống trước khi có những dữ liệu lao động rất quan trọng từ Hoa Kỳ vào cuối tuần,” theo Ray Attrill, trưởng bộ phận Chiến lược FX tại National Australia Bank, Sydney.

“Chúng tôi có cuối tháng và cuối quý và Australia sẽ kết thúc năm tài chính vào ngày mai, vì vậy đó có lẽ đó là lý do khiến thị trường không muốn có quan điểm đặc biệt mạnh mẽ về mọi thứ.”

Vào thứ Sáu, một báo cáo việc làm của Hoa Kỳ cho tháng Sáu sẽ được công bố, có thể ảnh hưởng đến triển vọng chính sách của Fed và cho biết các kỳ vọng tăng lãi suất.

“Lạm phát đã cao hơn nhiều so với dự đoán của Fed, vì vậy tốc độ cải thiện của thị trường lao động thực sự quan trọng hơn mọi chỉ số khác khi nói đến thời điểm Fed cảm thấy ổn khi tỏ dấu hiệu bắt đầu cắt giảm,” ông Attrill nói.

Tin tức về một thỏa thuận chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lưỡng đảng cuối tuần qua đã giúp thúc đẩy ham muốn rủi ro qua đêm.

Tại Phố Wall, Nasdaq và S&P 500 lần lượt tăng 0.98% và 0.23%, đạt các mức cao nhất vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu công nghệ khi các nhà đầu tư đặt cược vào một mùa báo cáo thu nhập tốt.

Các công ty công nghệ lớn trong đó có Facebook Inc, Netflix Inc, Twitter Inc và Nvidia Corp là một trong những công ty dẫn đầu, giúp S&P 500 duy trì động lực sau khi có biểu hiện hàng tuần tốt nhất trong 20 tuần vào thứ Sáu. Ngược lại, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0.44 và các lĩnh vực có tính chu kỳ giảm mạnh do lo ngại các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến trên khắp châu Á.

Trên thị trường tiền tệ, dollar Mỹ phần lớn ổn định khi các nhà đầu tư không tham gia vào trước khi có báo cáo việc làm vào thứ Sáu.

Các nhà đầu tư cũng đang hướng đến số liệu niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ vào thứ Ba cũng như chỉ số sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng vào thứ Năm để có manh mối về việc lãi suất sẽ hướng đến đâu.

Cả dollar và đồng yen đều được hưởng lợi từ một số nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại về sự lây lan của chủng virus Delta.

Đồng bạc xanh không đổi nhiều so với euro ở mức $1.192 và so với yen Nhật, ở mức 110.46 yên.

Lợi tức chuẩn cho trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm cũng ổn định ở mức 1.483.

Dầu thô Brent giảm 0.28% ở còn $74.43/thùng. Dầu thô của Mỹ giảm $0.18 (0.25%) xuống $72.73/thùng.

Giá vàng giao ngay không đổi nhiều, ở mức $1,777.12/ounce lúc 01:33 GMT.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1