Chứng khoán Thứ hai, 28/06/2021, 10:21 GMT+7
Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng khi các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng vào thứ Hai, 28/6, với thị trường Trung Quốc ổn định, do các ca nhiễm virus corona tăng đột biến trên khắp khu vực vào cuối tuần làm tổn thương tâm lý nhà đầu tư trong khi giá dầu dao động quanh các mức cao nhất trong 2 năm rưỡi.

jn5 asia

Chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản lớn nhất của MSCI yếu hơn ở mức 702.57. Cổ phiếu Australia giảm 0.2%. Điểm chuẩn KOSPI của Hàn Quốc hầu như không đổi như chỉ số Nikkei của Nhật.

Các nhà đầu tư lo ngại các ca nhiễm virus corona tăng đột biến ở châu Á với Sydney, thành phố đông dân nhất của Australia, phải phong tỏa sau khi một loạt các ca nhiễm có liên quan đến chủng Delta dễ lây lan.

Indonesia cũng đang chiến đấu với số ca nhiễm cao kỷ lục trong khi một đợt phong tỏa ở Malaysia dự kiến sẽ kéo dài. Thailand cũng đã công bố các hạn chế mới ở Bangkok và các tỉnh khác.

Cổ phiếu Trung Quốc tăng cao hơn một chút với chỉ số CSI300 tăng 0.2%. Dữ liệu cuối tuần cho thấy tăng trưởng lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc chậm lại trong tháng Năm do giá nguyên liệu thô tăng cao làm giảm tỷ suất lợi nhuận và ảnh hưởng lên hoạt động của nhà máy.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ số liệu hoạt động nhà máy Trung Quốc chính thức sẽ có vào thứ Tư. Chỉ số sản xuất dự kiến sẽ xuống 50.7 từ mức 51. Chỉ số PMI sản xuất Caixin của khu vực tư nhân sẽ có sau vào cuối tuần.

Tuần trước, cổ phiếu toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục khi lạm phát của Hoa Kỳ yếu hơn dự kiến và tin tức về một thỏa thuận cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng Hoa Kỳ đã thúc đẩy ham muốn chấp nhận rủi ro.

Kế hoạch cơ sở hạ tầng được định giá 1.2 nghìn tỷ USD trong 8 năm, trong đó 579 tỷ USD là chi tiêu mới.

"Các nhà đầu tư đang quan tâm theo dõi tiến độ thỏa thuận cơ sở hạ tầng lưỡng đảng của Tổng thống Mỹ Biden thông qua Quốc hội. Gói này có thể thúc đẩy nhu cầu đáng kể, nhờ đầu tư vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng xe điện tử (EV)", theo các nhà phân tích của ANZ.

Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 trong đầu phiên giao dịch châu Á do kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu sẽ vượt cung và OPEC+ sẽ thận trọng trong việc đưa thêm dầu thô trở lại thị trường từ tháng Tám.

Dầu Brent giao sau tăng 12 cent lên $76.30/thùng, trong khi dầu thô Mỹ tăng 13 cent lên $74.18.

Vào thứ Sáu, S&P 500 đã tăng 2.7% trong tuần, mức tăng hàng tuần mạnh nhất kể từ đầu tháng Hai sau khi dữ liệu cho thấy chỉ số lạm phát cơ bản tăng ít hơn dự kiến trong tháng Năm, giảm bớt lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ bất ngờ cắt giảm kích thích.

Chỉ số Dow tăng 0.7% trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 0.06% sau khi gần mức cao kỷ lục trong phiên trước.

Trong tuần này, một báo cáo việc làm cho tháng Sáu của Hoa Kỳ sẽ được công bố, có thể cho thấy nhu cầu lao động mạnh.

Lợi tức trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm chuẩn, đã tăng trở lại trên 1.50% khi kết thúc một tuần với lãi suất ghi nhận mức tăng lớn nhất kể từ tháng Ba.

Kích thích tài khóa và tiền tệ trên khắp thế giới để đối phó với đại dịch COVID-19 đang đẩy mạnh tài sản tài chính, bất chấp tốc độ phục hồi không đồng đều giữa các khu vực.

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston Eric Rosengren hôm thứ Sáu cảnh báo rủi ro ổn định tài chính tích tụ liên quan đến môi trường lãi suất thấp có thể dẫn đến một đợt suy thoái khác làm gián đoạn sự phục hồi của thị trường lao động và cản trở việc trở lại mức tối đa.

Chỉ số dollar Mỹ tăng nhẹ hơn ở mức 91.846 so với một nhóm các tiền tệ khác.

Đồng yen Nhật suy yếu xuống 110.65 so với đồng bạc xanh và đồng euro giảm xuống $1.1925.

USD tăng giá khiến giá vàng giảm 0.4% xuống $1,771.9/ounce.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1