Tài chính Thứ tư, 04/08/2021, 11:50 GMT+7
Ai đang gặp rắc rối, đồng dollar Mỹ hay các nền kinh tế mới nổi?

Những động thái sắp tới của Fed và thành công chống lại virus sẽ quyết định câu trả lời

ag4 usd

Dollar Mỹ đã tăng mạnh khi kinh tế nước này phục hồi mạnh mẽ, một xu hướng đe dọa các nền kinh tế mới nổi đang vật lộn với đại dịch COVID-19 đang trỗi dậy một lần nữa.

Giá trị lý thuyết của đồng dollar đã giảm đáng kể sau khi chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu viết séc để giúp người Mỹ vượt qua đại dịch, khiến nợ nần của họ phình to. Nhưng thị trường đã đổi hướng vào đầu năm nay.

Kinh tế Hoa Kỳ, khi đo bằng tổng sản phẩm quốc nội, đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm 6.5% từ tháng Tư đến tháng Sáu so với quý trước. Tốc độ nhanh chóng này là nhờ tiêu dùng cá nhân và chi tiêu vốn của khu vực tư nhân tăng mạnh, trở lại mức trước đại dịch. Dù nguy cơ một làn sóng COVID-19 khác vẫn còn, nhưng các chỉ số kinh tế nói chung vẫn chắc chắn. Hiện phải mất khoảng 109 yen để mua một USD, so với 103 yen hồi đầu năm nay.

Những động thái sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng lớn đến triển vọng của đồng dollar. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang dự kiến lãi suất sẽ bắt đầu tăng trong năm 2023 thay vì trong hoặc sau năm 2024 như dự báo trước đó. “Lãi suất dài hạn của Hoa Kỳ đang chịu áp lực tăng mạnh”, theo Mari Iwashita của Daiwa Securities, dự báo áp lực tăng giá gia tăng đối với USD.

Một vấn đề đáng lo ngại, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi đang giảm giá. Sau cuộc họp của FOMC trong tháng Sáu, đồng tiền của Brazil và Nam Phi đã lao dốc so với đồng dollar.

Và giao dịch chênh lệch USD, trong đó USD lãi suất thấp được vay để mua các loại tiền tệ có lãi suất cao, đang mất đà. “Nhiều nhà đầu tư đang bán đi tiền tệ của những quốc gia mới nổi có xu hướng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất của Hoa Kỳ,” theo Minoru Uchida của Ngân hàng MUFG.

Giá trị thực tế và lý thuyết của đồng yen so với USD

ag4 trouble f1

Tỷ giá hối đoái cân bằng Nikkei (EER) cũng cho thấy dollar đang tăng. Được Nikkei và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản tính toán, Nikkei EER dựa trên các yếu tố cơ bản về kinh tế của một quốc gia như nợ chính phủ và số dư tài khoản vãng lai.

Nói chung, một đồng tiền gánh nặng nợ chính phủ và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn sẽ bị giảm giá trị so sánh.

Chỉ số Nikkei EER, hay giá trị lý thuyết của đồng dollar đứng ở mức 113 yen từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2019, trước đại dịch. Chỉ số này đã giảm xuống còn 99 yen trong cùng quý của năm 2020, sau khi Hoa Kỳ chuyển sang củng cố nền kinh tế với chi tiêu tài chính lớn.

Trong quý một năm 2021, chỉ số Nikkei EER của đồng dollar đã tăng lên, cũng như giá trị thực của nó, lên gần 101 yen. USD cũng đang tăng mạnh so với đồng euro và đồng tiền của Indonesia, Malaysia và các nền kinh tế mới nổi khác.

Sự gia tăng về giá trị lý thuyết phần lớn do GDP của Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh, vượt xa tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở Nhật Bản và các nước khác. GDP của Hoa Kỳ tăng trưởng hàng năm 6.3% từ tháng Một đến tháng Ba hàng quý. Ngược lại, Nhật Bản giảm 3.9%.

Trong khi các chính phủ trên thế giới vẫn duy trì chế độ chi tiêu cao, ở Mỹ, tốc độ suy thoái tài khóa so với GDP diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Giá trị lý thuyết của đồng dollar cũng tránh được những điều khoản tương đối hạn chế đang xấu đi đối với các giao dịch thương mại quốc tế. Giá dầu thô, ảnh hưởng lớn đến các điều khoản này, tiếp tục tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên, Mỹ đã làm cho cơ cấu kinh tế của mình có khả năng chống chọi tốt hơn với giá dầu thô cao, một phần nhờ sản xuất dầu đá phiến để giảm phụ thuộc vào dầu nhập khẩu. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, năm 2020, dầu thô xuất khẩu và các sản phẩm dầu mỏ của Hoa Kỳ đã vượt nhập khẩu.

 Đồng tiền các quốc gia mới nổi yếu đi so với USD

ag4 trouble f2

Các xu hướng kinh tế sắp tới nắm giữ chìa khóa cho việc liệu đồng dollar có còn mạnh hay không. Vì giá trị thực tế của đồng tiền Mỹ cao hơn giá trị lý thuyết, đồng dollar có thể đi xuống nếu sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ suy yếu. Nhưng các loại tiền tệ khác có thể bị buộc phải rơi vào những con đường ngặt nghèo hơn.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Brazil sẽ tăng trưởng 4.5% và Nga 3.2% tính theo giá trị thực trong năm 2021, chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến 5.6%. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương của những nước này đã quyết định tăng lãi suất tại 4 cuộc họp liên tiếp của hội đồng chính sách trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm ngăn dòng tiền ồ ạt chảy ra ngoài và lạm phát gia tăng.

Một mối quan tâm khác là có thêm các chủng virus corona độc lực cao và đang trỗi dậy. Kể từ đầu tháng Bảy, số ca mắc mới hàng ngày liên tục lập mức cao mới ở Thailand, dẫn đến lệnh giới nghiêm vào ban đêm ở một số khu vực.

Indonesia đang chịu một cú đấm kép do dollar tăng giá so với đồng Rupiah và các ca nhiễm COVID-19 gia tăng.

Trên thực tế, các nền kinh tế mới nổi với khoản nợ bằng USD sẽ phải đối mặt với gánh nặng trả nợ nặng nề hơn nếu không ngăn được các ca lây nhiễm đủ nhanh và nếu dollar tiếp tục tăng giá.

Phong Lữ lược dịch
Theo Nikkei Asian Review

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1