Tài chính Thứ hai, 23/08/2021, 11:54 GMT+7
Kinh tế Mỹ có cần thêm 480 tỷ USD kích thích không?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang mua 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng, một phần của gói các biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong đại dịch. Nhưng khi hoạt động trở lại bình thường, mức hỗ trợ đó có cần thiết không?

ag23 us

Đây là một trong những câu hỏi quan trọng các lãnh đạo ngân hàng trung ương phải đối mặt khi họ gặp nhau trong một cuộc họp thường niên ở Jackson Hole, Wyoming trong tuần này.

Sự kiện này, thường gồm các các lãnh đạo ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới, sẽ được thu hẹp do đại dịch. Cả Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey đều sẽ không tham dự.

Điều này khiến sự chú ý hoàn toàn nhắm vào Cục Dự trữ Liên bang, vốn tỏ dấu hiệu vào tuần trước họ có thể bắt đầu thu hẹp lượng mua trái phiếu đến cuối năm.

Với tốc độ hiện tại, Fed sẽ thu về khoảng 480 tỷ USD tài sản từ tháng 9 đến tháng 12. Nhưng cuộc tranh luận ngày càng tăng về việc liệu điều đó có thực sự cần thiết hay không.

“Hiện tại, thật khó để lập luận rằng Fed cần tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp này,” theo Andrew Hunter, nhà kinh tế cấp cao của Mỹ tại Capital Economics.

Doanh số bán lẻ cao hơn đáng kể so với trước đại dịch và nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 943,000 việc làm trong tháng Bảy. Hàng chục triệu hộ gia đình ở Mỹ cũng sẽ nhận được tiền gửi ngân hàng hàng tháng cho đến cuối năm - kết quả của việc tăng cường tín dụng thuế trẻ em trong gói kích thích 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.

Hầu hết những người theo dõi Fed đồng ý tin về việc mua trái phiếu ở Jackson Hole khó có khả năng xảy ra, dù bài phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell vào thứ Sáu sẽ được theo dõi chặt chẽ. Thay vào đó, họ cho rằng Fed sẽ chính thức công bố kế hoạch bắt đầu giảm mua trái phiếu trong tháng Chín, với sự chuyển đổi bắt đầu trước năm 2022. (Dù biến thể Delta vẫn là một ẩn số lớn).

Cục Dự trữ Liên bang chỉ mới triển khai hai chương trình mua tài sản quy mô lớn trong lịch sử của mình - một sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và một để đối phó với đại dịch. Điều đó gây khó khăn cho việc tìm hiểu xem thị trường tài chính và nền kinh tế thực sẽ phản ứng như thế nào.

Có một số lo ngại thị trường tài chính có thể hoảng loạn. Ký ức về "đợt taper tantrum" năm 2013 vẫn còn đó, khi Fed thông báo sẽ làm chậm việc mua tài sản gây ra một đợt bán tháo trên thị trường trái phiếu.

“Luôn có khả năng xảy ra bất ổn trong ngắn hạn,” theo Randall Kroszner, người từng là thống đốc Cục Dự trữ Liên bang từ năm 2006 đến 2009.

Nhưng sự phục hồi này trông rất khác so với sau cuộc khủng hoảng tài chính, theo Michael Skordeles, chiến lược gia vĩ mô cấp cao của Mỹ tại Truist Advisory Services.

“Trong nhiều ngành, mọi thứ đều có vẻ rất mạnh,” ông nói. "Đó không phải là trường hợp trong năm 2013."

Ngay cả khi đó, cú shock ngắn hạn đối với thị trường cũng không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế thực, ông Kroszner nói. Ngay cả khi lãi suất tăng nhẹ khi Fed thay đổi hướng, chúng có khả năng vẫn rất gần các mức thấp trong lịch sử.

Hy vọng khi bắt đầu lui bước trong năm nay, Fed sẽ có thể rút lui nhẹ nhàng mà không gây quá nhiều xáo trộn.

“Bắt đầu sớm hơn cho phép họ làm điều đó dần dần,” ông Skordeles nói.

Đối với người sử dụng lao động, vấn đề là tiêm chủng vaccine bắt buộc và tình trạng thiếu công nhân

Tại cơ quan chăm sóc sức khỏe tại nhà của Kevin Smith ở Massachusetts, chỉ 52% trong số 400 nhân viên của ông đã được chủng ngừa. Ông ấy muốn lệnh cho tất cả mọi người đều tiêm chủng, nhưng ông nói không thể mạo hiểm để người lao động ồ ạt bỏ đi.

“Điều đó khiến bạn có nguy cơ xa lánh nhân viên, nếu không muốn nói là mất nhân viên vào tay đối thủ cạnh tranh. Không ai có thể chịu được điều đó. Đó là lý do tại sao bất kỳ nhà tuyển dụng nào trong ngành của chúng tôi rất miễn cưỡng khi áp đặt một điều bắt buộc," theo Smith, người điều hành Best of Care do gia đình sở hữu từ năm 2013.

Các nhà tuyển dụng đang có lượng việc làm trống kỷ lục và không đủ ứng viên. Điều đó đặt những công ty có thể cân nhắc việc yêu cầu tiêm vaccine vào thế khó, theo Chris Isidore.

Trong số những người lao động chưa được tiêm phòng được hỏi họ sẽ làm gì nếu chủ doanh nghiệp buộc họ phải tiêm chủng, 50% cho biết họ sẽ nghỉ việc, theo một cuộc khảo sát vào tháng Sáu của tổ chức tư vấn chính sách y tế KFF.

Tỷ lệ tiêm chủng cao hơn chính xác là những gì các chuyên gia nói chúng ta cần để chống lại đại dịch, và người sử dụng lao động đang chịu áp lực để đóng một vai trò lớn hơn.

Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng cho biết người sử dụng lao động có quyền bắt buộc tiêm vaccine, miễn là có ngoại lệ đối với nhân viên có vấn đề về sức khỏe hoặc phản đối tôn giáo hợp pháp.

Không rõ có bao nhiêu nhà tuyển dụng đang thực hiện bước này. Một cuộc khảo sát vào tháng Sáu từ Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực cho thấy 29% người lao động cho biết người sử dụng lao động của họ đang yêu cầu tiêm vaccine. Một khảo sát của Gartner từ cuối tháng Bảy cho thấy chỉ có 9% làm như vậy.

Ngay cả giữa các bệnh viện, hầu hết các nhà tuyển dụng không bắt buộc tiêm vaccine. Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ cho biết chỉ có 2,100 bệnh viện, khoảng một phần ba tổng số bệnh viện của Hoa Kỳ, yêu cầu tiêm vaccine - và nhiều bệnh viện trong số đó nằm ở những nơi luật của bang hoặc lệnh hành pháp bang bắt buộc tiêm vaccine.

“Các nhà tuyển dụng trong tình hình thiếu lao động không muốn tạo ra bất kỳ rào cản nào đối với việc thuê mướn, nữa là đưa ra lý do khiến người ta đi nơi khác,” theo Julia Pollak, nhà kinh tế trưởng của trang web việc làm ZipRecruiter.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1