Những con số việc làm tháng Tám khiến các nhà kinh tế lo lắng |
Quá trình phục hồi việc làm của Mỹ đã gặp phải rào cản lớn trong tháng Tám khi biến thể Delta đe dọa phục hồi của thị trường lao động, và nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự kiến. Chỉ có 235,000 việc làm được đưa trở lại nền kinh tế trong tháng trước, thấp nhất kể từ tháng Một, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà kinh tế. "Biến thể Delta đang giảm nhu cầu của người tiêu dùng và đe dọa việc mở cửa trở lại," theo nhà kinh tế cấp cao Daniel Zhao của Glassdoor. "Đây là một lời nhắc nhở khắc nghiệt rằng đại dịch kiểm soát số phận của chúng ta", ông nói. Thông thường, báo cáo tháng Tám sẽ là một lý do để ăn mừng, nhưng ngày nay báo cáo lại giảm đáng kể so với những báo cáo việc làm nổi bật hồi đầu hè. Báo cáo hôm thứ Sáu thấp hơn nhiều so với kỳ vọng vốn đã giảm của các nhà kinh tế: Dự đoán báo cáo việc làm đã được điều chỉnh xuống 728,000 việc so với 750,000 việc trước đó sau khi Báo cáo việc làm ADP hôm thứ Tư, tính toán bảng lương tư nhân, cũng gây thất vọng. Gần một năm rưỡi phục hồi, nền kinh tế Mỹ vẫn thiếu 5.3 triệu việc làm so với tháng 2/2020, trước khi Covid-19 tấn công. Thị trường việc làm Hoa Kỳ đang phục hồi
Hoa Kỳ mất 22 triệu việc làm trong tháng Ba và tháng Tư năm 2020. Đến tháng 8/2021, hơn một nửa số việc làm bị mất đã được phục hồi.
Lưu ý: Điều chỉnh theo mùa
Nguồn: Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ
Đồ họa: Tal Yellin, CNN
Tháng trước, 5.6 triệu người cho biết họ không thể làm việc hoặc làm việc giảm giờ vì chủ của họ bị ảnh hưởng do đại dịch. Giữa tất cả những tin xấu, cũng có vài điểm sáng: Theo Cục Thống kê Lao động, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5.2% trong tháng Tám so với 5.4% trước đó. Ngoài ra, số việc làm tăng trong tháng Bảy đã được điều chỉnh lên 1.1 triệu, lần tăng một triệu việc làm trở lên đầu tiên kể từ tháng 8/2020. Biến thể Delta đang để lại dấu ấn Trong khi đó, ngành giải trí và khách sạn, vốn dẫn đầu các khoản tăng việc làm trong phần lớn thời gian phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các đợt phong tỏa, lại không nằm trong số những ngành thuê mướn nhiều nhất trong tháng Tám. Thay vào đó, các dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh, vận tải và kho bãi, giáo dục tư nhân và sản xuất ghi nhận mức tăng việc làm lớn nhất. Trong lĩnh vực giải trí và khách sạn, số việc làm hầu như không đổi trong tháng Tám, nhưng các nhà hàng và quán bar đã mất 42,000 việc làm. Ông Zhao lưu ý các lĩnh vực giải trí và khách sạn đã đề cập đến tình trạng thiếu nhân công trong những tháng trước. Nhưng biến thể Delta khiến các ca nhiễm Covid-19 tăng trên toàn quốc, việc mang khẩu trang bắt buộc và hướng dẫn an toàn sức khỏe trở lại – làm kế hoạch đi lại của một số người bị đình trệ. Lĩnh vực bán lẻ cũng giảm việc làm trong tháng Tám. Những lo lắng sẽ bị nhiễm bệnh và biến thể Delta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phục hồi cũng bắt đầu đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng, vốn đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2011 trong tháng Tám. Tốc độ tăng trưởng việc làm chậm lại là đám mây đen mới nhất lơ lửng bên trên sự phục hồi trong những tháng gần đây. Các nhà kinh tế ngày càng lo ngại về thời gian còn lại của năm. Một số lo lắng mùa đông năm ngoái sẽ lặp lại - khi các ca nhiễm Covid gia tăng và dẫn đến các hạn chế mới khiến việc làm sụt giảm trong tháng 12. Đây sẽ là tin xấu cho sự phục hồi. Các nhà kinh tế từng hy vọng trẻ em trở lại trường học trong tháng này sẽ giúp giảm gánh nặng chăm sóc trẻ cho rất nhiều người Mỹ và cho phép nhiều người trở lại làm việc. Nhưng biến thể Delta cũng có thể phá hỏng điều đó. “Có vẻ như việc mở cửa trở lại trường học sẽ bị gián đoạn, điều này sẽ khiến phụ huynh tiếp tục không thể tham gia vào lực lượng lao động,” ông Zhao nói. Sự phục hồi không đồng đều và xu hướng đó tiếp tục trong tháng Tám. Tỷ lệ thất nghiệp đối với người lao động Da trắng, Châu Á và Tây Ban Nha giảm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của người Da đen tăng từ 8.2% trước đó lên 8.8%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên tăng 9.6% trước đó lên 11.2%. Điều này có ý nghĩa gì đối với Fed Báo cáo việc làm tháng Tám cũng thực sự quan trọng đối với các nhà đầu tư và Cục Dự trữ Liên bang, hiện có nhiều khả năng sẽ giữ nguyên các chính sách nới lỏng cực kỳ thêm một thời gian nữa. Ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất và bắt tay vào một chương trình mua tài sản khổng lồ vào đầu đại dịch để hỗ trợ nền kinh tế. Nhưng sự phục hồi đã đi được một chặng đường dài, khiến các nhà đầu tư tự hỏi khi nào Fed sẽ chuyển sang bình thường hóa các chính sách của mình. Lạm phát tăng nhanh và thị trường lao động cải thiện tạo ra những điều kiện khiến Fed có nhiều khả năng bắt đầu cắt giảm việc mua tài sản hàng tháng của mình. Nhưng khi báo cáo việc làm hôm thứ Sáu thấp hơn nhiều so với dự kiến, có khả năng ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục với các chính sách của mình cho đến khi nhìn thấy những con số thuyết phục hơn. Phong Lữ lược dịch
Theo CNN
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|