Tài chính Thứ ba, 21/01/2020, 14:33 GMT+7
Thế giới đang chìm trong nợ

Khoản nợ khổng lồ trên thế giới đã phá kỷ lục về tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất thậm chí trước khi năm 2019 kết thúc.

j21 debt

Trên thực tế, tỷ lệ này đã phá kỷ lục trong chín tháng đầu năm ngoái. Nợ toàn cầu, gồm các khoản vay từ các hộ gia đình, chính phủ và các công ty, đã tăng 9 nghìn tỷ USD lên gần 253 nghìn tỷ USD trong thời gian đó, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Điều này đưa tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ở lên 322%, vượt qua năm 2016, trở thành mức cao nhất từng được ghi nhận.

Nợ thế giới đang tăng

Các mức nợ trên thế giới tăng cao kỷ lục trong quý 3/2019

j21 debt f 2

Hơn một nửa con số khổng lồ này tích lũy ở các thị trường phát triển, như Hoa Kỳ và Châu Âu, đưa tỷ lệ nợ trên GDP chung của của họ lên 383%.

Có rất nhiều thủ phạm. Những quốc gia như New Zealand, Thụy Sĩ và Na Uy đều có mức nợ hộ gia đình tăng, trong khi tỷ lệ nợ trên GDP của chính phủ ở Hoa Kỳ và Australia ở mức cao nhất mọi thời đại.

Trong các thị trường mới nổi, mức nợ thấp hơn, với tổng số 72 nghìn tỷ USD, nhưng chúng đã tăng nhanh hơn trong những năm gần đây, theo IIF.

Chẳng hạn, tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đạt gần 310%, mức cao nhất trong các nước đang phát triển. Các nhà đầu tư từ lâu đã hoài nghi về quốc gia có đòn bẩy cao này. Theo IIF cho biết trong báo cáo Giám sát nợ toàn cầu, sau nỗ lực thúc đẩy các công ty Trung Quốc giảm vay trong năm 2017 và 2018, mức nợ đã tăng trở lại vào năm ngoái.

Khoản nợ lớn như thế trên toàn thế giới là một rủi ro thực sự cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt do IIF dự kiến các mức nợ sẽ còn tăng hơn nữa trong năm 2020.

“Do lãi suất thấp và điều kiện tài chính lỏng lẻo, chúng tôi ước tính tổng nợ toàn cầu sẽ vượt quá 257 nghìn tỷ USD" trong quý đầu tiên của năm 2020, theo IIF cho biết.

Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất ba lần trong năm 2019 và lãi suất chuẩn của Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn ở các mức thấp hậu khủng hoảng tài chính.

điều kiện vay thuận lợi, rủi ro tái cấp vốn lại rất lớn. Tổng cộng hơn 19 nghìn tỷ USD cho vay hợp vốn và trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm 2020. Khó có khả năng tất cả những khoản này sẽ được tái cấp vốn hoặc hoàn trả.

Một vấn đề khác báo cáo đưa ra là nhu cầu tài chính cho hành động biến đổi khí hậu khẩn cấp.

Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững của Liên Hợp Quốc cần 42 nghìn tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2030, nhưng "các quốc gia với khả năng vay hạn chế có thể phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính để phát triển", theo IIF.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1