Tài chính Thứ năm, 22/07/2021, 11:16 GMT+7
Covid dường như là 'gót chân Achilles' đối với các nền kinh tế Đông Nam Á

Thất bại trong ngăn chặn các ca nhiễm Covid đang cản trở sự phục hồi của nhiều nền kinh tế Đông Nam Á, theo Sean Darby từ Jefferies.

jl22 covid1

Darby, trưởng bộ phận chiến lược cổ phần toàn cầu của ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ hôm thứ Ba cho rằng: “Indonesia, cũng như nhiều nền kinh tế ASEAN, vẫn chưa thực sự kiểm soát được virus Covid-19.”

“Đó dường như là gót chân Achilles của các nền kinh tế ASEAN trong lúc này,” ông nói hi đề cập đến nhóm các quốc gia Đông Nam Á.

Goldman Sachs gần đây đã giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 cho các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á khi biến thể delta dễ lây nhiễm hơn đã gây ra số ca nhiễm cao kỷ lục hàng ngày ở Indonesia, Malaysia và Thailand trong những tuần qua.

Xếp hạng tín dụng của Indonesia chịu áp lực

Sự gia tăng các ca nhiễm trong khu vực cũng đặt ra câu hỏi về xếp hạng tín dụng của các nền kinh tế Đông Nam Á.

Moody’s Investors Service hôm thứ Hai cảnh báo tình trạng nhiễm Covid đang bùng phát trở lại ở Indonesia có thể làm suy yếu xếp hạng tín dụng của nước này.

Moody’s cho biết trong báo cáo: “Sự bùng phát trở lại của nhiều biến chủng virus ẩn chứa nhiều rủi ro đáng kể đối với sự phục hồi kinh tế của Indonesia.” Điều này cũng sẽ "thách thức các kế hoạch của chính phủ nhằm giảm thâm hụt tài chính xuống mức trước đại dịch, mức âm tín dụng."

Vài ngày trước đó, S&P Global Ratings đã đưa ra nhận xét tương tự, cảnh báo trong báo cáo ngày 15/7 rằng “các vùng đệm tín dụng hiện tại của Indonesia trong xếp hạng sẽ bị phá vỡ nếu tình trạng phong tỏa kéo dài.”

Hôm thứ Ba, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thông báo kéo dài các hạn chế liên quan đến đại dịch dự kiến kết thúc vào ngày 25/7, Reuters đưa tin.

Ông Darby cho rằng tình huống của Indonesia phải được đặt trong bối cảnh: Vị thế cán cân thanh toán của quốc gia này "thực sự rất tốt", ông nói, đồng thời cho biết thêm dự trữ ngoại hối của nước này gần mức cao kỷ lục. Trên hết, “lĩnh vực sản xuất của Indonesia cũng đang phục hồi khá tốt.”

Tuy nhiên, ông thừa nhận việc kiểm soát Covid có khả năng cản trở Indonesia phát huy hết tiềm năng kinh tế của mình. Quốc gia này đang tụt hậu trên toàn cầu trong các nỗ lực tiêm chủng - chỉ có 5.95% dân số Indonesia được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày 18/7, theo Our World in Data.

Theo ông Darby: “Thực tế là… có thể sẽ không đạt được tiềm năng kinh tế đầy đủ cho đến khi đạt được một số hình thức miễn nhiễm cộng đồng. Thật không may, khả năng Indonesia có thể đạt được mức độ trước đại dịch có lẽ là khá thấp vào thời điểm hiện tại do việc triển khai vaccine còn kém.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1