Tài chính Thứ sáu, 08/04/2022, 12:26 GMT+7
Nợ chính phủ toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục 71 nghìn tỷ USD trong năm nay

Nợ chính phủ toàn cầu dự kiến sẽ tăng 9.5% lên mức kỷ lục 71.6 nghìn tỷ USD trong năm 2022, theo một báo cáo mới, trong khi các khoản vay mới cũng được cho là sẽ tiếp tục tăng.

a8 debt1

Trong báo cáo Chỉ số Nợ Nhà nước hàng năm lần thứ hai, công bố hôm thứ Tư, 6/4, giám đốc quản lý tài sản Anh, ông Janus Henderson, dự báo nợ chính phủ toàn cầu tăng 9.5%, chủ yếu do Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng với phần lớn các quốc gia khác dự kiến cũng sẽ tăng vay nợ.

Nợ chính phủ toàn cầu tăng 7.8% trong năm 2021 lên 65.4 nghìn tỷ USD khi mọi quốc gia được đánh giá đều tăng vay nợ lên, dù chi phí trả nợ giảm xuống thấp kỷ lục còn 1.01 nghìn tỷ USD, lãi suất thực tế chỉ 1.6%, báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, chi phí trả nợ dự kiến sẽ tăng đáng kể trong năm 2022, tăng khoảng 14.5% trên cơ sở tiền tệ không đổi lên 1.16 nghìn tỷ USD.

Vương quốc Anh sẽ cảm nhận tác động mạnh mẽ nhất từ việc tăng lãi suất và tác động của lạm phát gia tăng đối với số lượng nợ đáng kể liên quan đến chỉ số của Vương quốc Anh, cùng những chi phí liên quan đến việc tu hẹp chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương Anh.

“Đại dịch đã có tác động rất lớn đến việc vay nợ của chính phủ - và hậu quả sẽ tiếp diễn trong một thời gian. Thảm kịch đang diễn ra ở Ukraine cũng có khả năng gây áp lực khiến các chính phủ phương Tây vay nhiều hơn để tài trợ cho việc tăng chi tiêu quốc phòng,” theo Bethany Payne, giám đốc danh mục đầu tư trái phiếu toàn cầu tại Janus Henderson.

Đức đã tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên hơn 2% GDP, một thay đổi chính sách mạnh mẽ kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, cùng với việc cam kết tài trợ 100 tỷ euro (110 tỷ USD) cho các dịch vụ vũ trang của nước này.

Các khoản vay quốc gia mới dự kiến sẽ đạt 10.4 nghìn tỷ đô la trong năm 2022, cao hơn gần một phần ba so với mức trung bình trước đại dịch Covid-19, theo báo cáo vay nợ toàn cầu mới nhất của S&P Global Ratings công bố hôm thứ Ba.

“Chúng tôi dự kiến khoản vay sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu đảo nợ cao, cũng như các thách thức bình thường hóa chính sách tài khóa do đại dịch, lạm phát cao và bối cảnh chính trị xã hội phân cực,” theo nhà phân tích tín dụng Karen Vartapetov của S&P Global Ratings.

Báo cáo nhấn mạnh các tác động kinh tế vĩ mô toàn cầu của cuộc xung đột đang diễn ra dự kiến sẽ gây thêm áp lực lên nhu cầu cấp vốn của chính phủ, trong khi các điều kiện tiền tệ thắt chặt hơn sẽ làm tăng chi phí cấp.

Điều này đặt ra thêm một vấn đề nữa đối với các quốc gia có chủ quyền, những nước cho đến nay vẫn phải vật lộn để khôi phục lại tăng trưởng và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bằng ngoại tệ, và những nước có các hóa đơn lãi suất vốn đã rất lớn.

Ở các nền kinh tế tiên tiến, chi phí đi vay dự kiến sẽ tăng nhưng có khả năng vẫn ở mức cho phép các chính phủ có thời gian củng cố ngân sách, đồng thời tập trung vào các cải cách kích thích tăng trưởng, theo S&P.

Cơ hội cho các nhà đầu tư

Sự hội tụ của chính sách tiền tệ nổi lên như một chủ đề trong vài năm đầu tiên của đại dịch, khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử để hỗ trợ các nền kinh tế ốm yếu.

Tuy nhiên, ông Janus Henderson lưu ý sự phân kỳ đang nổi lên như một chủ đề chính, khi các ngân hàng trung ương ở Hoa Kỳ, Anh, Châu Âu, Canada và Australia hướng đến thắt chặt các chính sách để kiềm chế lạm phát, trong khi Trung Quốc tiếp tục cố gắng kích thích nền kinh tế với quan điểm chính sách nới lỏng hơn.

Sự phân kỳ này mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thị trường, bà Payne đề xuất, đặc biệt nhấn mạnh đến hai địa điểm.

"Một là Trung Quốc, nước đang tích cực thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và Thụy Sĩ, quốc gia được bảo vệ nhiều hơn trước áp lực lạm phát khi năng lượng chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều trong rổ lạm phát và chính sách của họ có ràng buộc, nhưng đi sau so với ECB," bà Payne nói.

Ông Janus Henderson cũng tin rằng trái phiếu ngắn hạn hơn hiện tại có vẻ hấp dẫn so với những trái phiếu dài hạn rủi ro hơn.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1