Tài chính Thứ năm, 19/05/2022, 09:29 GMT+7
Lạm phát ở Anh tăng lên mức cao nhất trong 40 năm khi giá thực phẩm và năng lượng quay cuồng

Lạm phát ở Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, 9%, trong tháng Tư khi giá thực phẩm và năng lượng tăng theo chiều xoắn ốc, theo số liệu chính thức cho biết hôm thứ Tư, 18/5, khiến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt của nước này leo thang.

m19 uk1

Giá tiêu dùng tăng 2.5% so với tháng trước, thấp hơn một chút so với dự kiến tăng 2.6% trong cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế Reuters, vốn cũng dự kiến mức tăng 9.1% hàng năm.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 9% là mức cao nhất kể từ khi số liệu được ghi nhận theo hình thức hiện tại năm 1989, vượt xa mức tăng 8.4% hàng năm công bố trong tháng 3/1992 và vượt xa mức 7% trong tháng Ba năm nay. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia của Vương quốc Anh, ước tính của họ cho thấy lạm phát sẽ cao hơn "thời điểm khoảng năm 1982."

Từ ngày 1/4, cơ quan quản lý năng lượng của Vương quốc Anh đã tăng giới hạn giá năng lượng gia dụng lên 54% sau khi giá năng lượng bán buôn tăng mạnh, trong đó có khoản tăng kỷ lục giá khí đốt toàn cầu. Cơ quan quản lý, Ofgem, không loại trừ việc tăng thêm giới hạn này tại các cuộc đánh giá định kỳ trong năm nay.

Áp lực đối với Ngân hàng Anh

Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất trong bốn cuộc họp liên tiếp, nâng chi phí đi vay từ mức thấp nhất trong đại dịch 0.1% lên mức cao nhất trong 13 năm 1%, khi hướng đến  kiềm chế lạm phát phi mã mà không ngăn cản tăng trưởng kinh tế.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một phần tư người Anh đã phải bỏ bữa khi áp lực lạm phát và khủng hoảng lương thực kết hợp cùng nhau thành điều Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey, gọi là viễn cảnh “ngày tận thế” đối với người tiêu dùng.

Số liệu lạm phát hôm thứ Tư giáng thêm một "đòn" khác vào những hộ gia đình đã lo lắng về chi phí sinh hoạt và có những cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

“Không giống như ở Mỹ, lạm phát ở Anh tiếp tục tăng trong thời điểm hiện tại, gây thêm lo ngại về chi phí sinh hoạt,” theo Richard Carter, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu lãi suất cố định tại Quilter Cheviot.

“Điều này cũng sẽ gây thêm áp lực lên Ngân hàng Trung ương Anh trong việc tăng lãi suất và kiểm soát tình hình giá cả tăng mạnh ngay cả khi, như họ thừa nhận, nhiều yếu tố thúc đẩy lạm phát nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.”

Ông Carter cho rằng chính phủ Anh có thể sẽ chịu thêm áp lực để kéo các đòn bẩy tài chính và tìm cách “giảm bớt những vất vả cho các hộ gia đình khi mùa Thu đến.”

Thiệt hại 'chưa từng có'

Sau thông báo hôm thứ Tư, Phòng Thương mại của Anh cảnh báo tỷ lệ lạm phát “đến xốn xang” và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt các hộ gia đình phải đối mặt đang gây tổn hại đến khả năng đầu tư và hoạt động hết công suất của các công ty.

“Quy mô lạm phát đang gây tổn hại đến những động lực chính trong sản lượng của Vương quốc Anh, trong đó có chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh, là chưa từng có và nghĩa là thực sự có khả năng Vương quốc Anh sẽ suy thoái vào quý ba của năm,” theo Suren Thiru, người đứng đầu kinh tế học tại BCC.

“Dù lạm phát có thể giảm một chút trong mùa hè, mức tăng lạm phát của tháng Tư có thể sẽ bị vượt qua trong tháng Mười khi mức trần giá năng lượng dự kiến tăng trong tháng này sẽ nâng lạm phát lên trên 10%.”

BCC kêu gọi chính phủ Anh giúp đỡ người tiêu dùng và doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng bằng cách đảo ngược mức tăng gần đây đối với Bảo hiểm Quốc gia - một loại thuế đánh vào thu nhập - và giảm VAT (thuế giá trị gia tăng) trên hóa đơn năng lượng của doanh nghiệp.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1