Thị trường Thứ hai, 16/08/2021, 11:05 GMT+7
Kinh tế Nhật Bản phục hồi trong quý hai, COVID làm u ám triển vọng

Kinh tế Nhật Bản phục hồi hơn dự kiến trong quý hai sau khi giảm trong ba tháng đầu năm, một dấu hiệu cho thấy tiêu dùng và chi tiêu vốn đang phục hồi sau đợt tấn công ban đầu của đại dịch virus corona.ag16 jap


Nhưng nhiều nhà phân tích dự kiến tăng trưởng sẽ vẫn khiêm tốn trong quý hiện tại do các hạn chế trong tình trạng khẩn cấp được áp dụng để đối phó với sự gia tăng đột biến các ca nhiễm đang đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng trưởng hàng năm 1.3% từ tháng Tư đến tháng Sáu sau khi giảm 3.7% trong quý một, theo dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sơ bộ được công bố hôm thứ Hai, 16/8, đánh bại dự báo trung bình của thị trường tăng 0.7%.

Tuy nhiên, sự phục hồi yếu này hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến khác trong đó có Hoa Kỳ, với tăng trưởng hàng năm 6.5% trong quý hai, cho thấy hậu quả từ những khó khăn của Tokyo trong ngăn chặn đại dịch.

“Không có gì đáng để lạc quan về triển vọng khi các ca nhiễm tăng đột biến làm tăng khả năng hạn chế hoạt động nghiêm ngặt hơn,” theo Yoshihiki Shinke, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life.

Ông nói: “Kinh tế Nhật Bản trì trệ trong nửa đầu năm nay và có nguy cơ suy giảm trong tháng 7-9. Bất kỳ sự phục hồi tăng trưởng rõ rệt nào cũng sẽ phải đợi đến cuối năm.”

Tiêu dùng từ tháng Tư đến tháng Sáu phục hồi bất ngờ cũng làm nổi bật tình thế khó xử mà chính phủ phải đối mặt, khi người dân ngày càng ít đáp ứng hơn với các yêu cầu tự nguyện ở nhà.

“Tôi có cảm xúc lẫn lộn về kết quả GDP này. Nó cho thấy nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình rất mạnh bất chấp tình trạng hạn chế khẩn cấp. Ưu tiên của chúng tôi là ngăn chặn sự lây lan của virus. Tình trạng này kéo dài sẽ rất xấu cho nền kinh tế," Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura nói

Dữ liệu cho thấy, tiêu thụ tăng 0.8% từ tháng Tư đến tháng Sáu so với quý trước, ngược với các dự báo giảm 0.1% của thị trường và phục hồi từ khoản giảm 1.0% từ tháng Một đến tháng Ba.

Chi tiêu vốn cũng tăng 1.7% sau khi giảm 1.3% trong quý trước. Do đó, nhu cầu trong nước đã đóng góp 0.6% vào tăng trưởng GDP.

Xuất khẩu tăng 2.9% từ tháng Tư đến tháng Sáu so với quý trước, một dấu hiệu cho thấy sự phục hồi toàn cầu tiếp tục củng cố cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

"Tiêu dùng tư nhân tăng bất ngờ và chi tiêu vốn hóa ra lại ổn định. Điều đó cho thấy dữ liệu để lại ấn tượng sự phục hồi của nền kinh tế so với quý một không mạnh", theo Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin.

Nền kinh tế Nhật Bản nổi lên sau đợt tấn công đầu tiên của đại dịch năm ngoái nhờ xuất khẩu mạnh, dù tiêm chủng chậm và tình trạng hạn chế khẩn cấp lặp đi lặp lại đã ảnh hưởng đến tiêu dùng.

Các ca nhiễm biến thể Delta tăng đột biến ở châu Á gây gián đoạn chuỗi cung ứng đối với một số nhà sản xuất Nhật Bản, có thể ảnh hưởng đến sản lượng của nhà máy và làm u ám thêm sự phục hồi vốn đã mong manh.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1