Doanh nghiệp Thứ hai, 12/07/2021, 10:01 GMT+7
Chuyên gia cảnh báo chuỗi cung ứng thực phẩm của Vương quốc Anh dễ bị tấn công mạng

‘Bằng lòng phụ thuộc’ vào sản phẩm ở nước ngoài và đặt hàng qua máy tính khiến nguồn cung gặp rủi ro

jl12 uk

Một chuyên gia hàng đầu về thực phẩm cảnh báo nguồn cung lương thực của Anh rất dễ bị tấn công mạng, đồng thời ông cho rằng chú trọng nhiều hơn vào sản xuất trong nước sẽ thúc đẩy an ninh lương thực của Vương quốc Anh.

Theo Tim Lang, giáo sư về chính sách lương thực tại City, Đại học London: “Nếu ai đó muốn thực sự làm hỏng hệ thống lương thực của Anh, họ có thể chỉ cần hạ gục các vệ tinh. “Hệ thống ‘just-in-time’ của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào dịch vụ hậu cần trên máy tính. Khi bạn thanh toán món ăn tại quầy thanh toán, máy tính không chỉ cộng hóa đơn mà còn đặt lại hàng dự trữ."

Cảnh báo của ông Lang được đưa ra trước khi xuất bản phần hai chiến lược lương thực quốc gia do chính phủ ủy quyền vào tháng này. Henry Dimbleby, đồng sáng lập chuỗi nhà hàng Leon, được bổ nhiệm vào năm 2019 để giám sát việc đánh giá hệ thống thực phẩm của Vương quốc Anh. Phần đầu, được xuất bản vào năm ngoái, cho biết Brexit là "cơ hội hiếm có" để định hình lại chính sách.

Những rò rỉ của báo cáo sắp tới cho thấy họ sẽ đề xuất mức thuế 6% đối với thực phẩm có hàm lượng muối cao, điều này có thể làm tăng giá của một chiếc Big Mac lên 20p và tăng thêm 5p cho một túi khoai tây chiên giòn. Sau các khuyến nghị của Dimbleby sẽ là sách trắng trong năm tới, dẫn đường cho một hành động về thực phẩm mới, khiến 12 tháng tiếp theo sẽ rất quan trọng.

Một báo cáo khác, do Lang, Erik Millstone, giáo sư danh dự về chính sách khoa học tại Đại học Sussex và Terry Marsden, giáo sư về chính sách môi trường và quy hoạch tại Đại học Cardiff, là đồng tác giả, cho rằng chính phủ đã tự mãn về an ninh lương thực và “phụ thuộc quá mức vào người khác”để nuôi sống người dân. “Các bộ trưởng cho đến nay không đặt ra mục tiêu rõ ràng nào cho hệ thống lương thực của nước Anh sau Brexit, hoặc thậm chí cho các mức sản xuất trong nước,” các học giả viết trong Thời gian Thử nghiệm Chính sách Lương thực của Vương quốc Anh, xuất bản tuần này. “Quan điểm mặc định của chính phủ là để vấn đề lương thực cho các công ty.”

Brexit “có ý nghĩa rất lớn đối với thực phẩm, đặc biệt là vì các nhà cung cấp thực phẩm của Vương quốc Anh vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với EU. Những mối liên kết thực phẩm trong nửa thế kỷ không dễ dàng được tái tạo lại bởi một thỏa thuận thương mại mới ở đây hay ở đó.”

Khoảng một phần ba thực phẩm mua ở Anh đến từ EU. Việc công nhân EU di cư khỏi nước Anh trong 18 tháng qua đã tác động đáng kể đến sản xuất và phân phối thực phẩm.

Theo ông Lang, Vương quốc Anh nên hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp 80% trong sản xuất lương thực, so với khoảng 50% hiện nay. “Chúng tôi hiện chỉ sản xuất 52% rau và 10% hoặc 11% trái cây. Chúng tôi nhập khẩu táo và lê. Thật là lố bịch.”

Ông nói: Bốn từ tổng hợp những gì cần thiết trong một chính sách lương thực mới. “An ninh lương thực - có đủ thực phẩm giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, bền vững, tốt từ các hệ thống cung cấp bền vững không? Và phòng thủ lương thực - sự cần thiết phải bảo vệ các tuyến cung ứng.”

Ông nói thêm, sẽ tổn hại rất lớn khi không áp dụng một chính sách lương thực tích hợp và chặt chẽ. “Nước Anh đã biến thực phẩm từ nguồn sống thành nguồn gốc tử vong - béo phì, tiểu đường, đột quỵ, giảm tuổi thọ. Ngoài ra còn có những tổn thất về xã hội, tài chính, tình cảm và môi trường.

“Chúng ta đã kéo dài chuỗi thức ăn. Khoảng cách giữa người sản xuất chính và thực phẩm chúng ta dùng liên quan đến ngày càng nhiều người. Có những dịch vụ giao hàng khuyến khích chúng ta thậm chí không cần đến tiệm cà phê hoặc siêu thị địa phương - họ sẽ mang đến cho chúng ta. Kết quả là ở Anh, chúng ta chi 225 tỷ bảng mỗi năm cho đồ ăn thức uống, và các nhà sản xuất chính - nông dân và ngư dân - nhận được khoảng 7% trong số đó.”

Lang và các học giả đã đưa ra chín nguyên tắc và thử nghiệm cho một chính sách lương thực toàn diện, trong đó có an ninh, khả năng phục hồi, nghèo đói và giảm sự tập trung cung cấp lương thực vào tay một số công ty khổng lồ. Báo cáo cho biết phải gây áp lực lên chính phủ để ngăn chính phủ “thỏa mãn những lợi ích trước mắt.”

Ông Lang cho biết ông hy vọng các đề xuất của Dimbleby sẽ phác thảo một chính sách mạnh mẽ dựa trên tính bền vững. “Nhưng vấn đề là liệu nó sẽ được chính phủ tiếp nhận hay xếp xó, giản lược, và lấp liếm.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo The Guardian

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1