Thị trường Thứ ba, 02/10/2018, 14:17 GMT+7
Điều gì mới trong thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ, Canada và Mexico?

Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã có được sự đồng thuận vào phút cuối về một thỏa thuận sửa đổi có thể thay thế NAFTA. Thỏa thuận được gọi là USMCA.

o2 usmca1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người đồng cấp Mexico và Canda dự kiến sẽ ký thỏa thuận vào cuối tháng 11. Thỏa thuận sau đó sẽ được trình Quốc hội phê duyệt và có thể được bỏ phiếu vào năm sau.

Dưới đây là những thay đổi lớn nhất giữa hiệp ước NAFTA gần 25 năm tuổi và đề xuất mới USMCA.

Mở của thị trường sữa Canada

Một chiến thắng của Mỹ, USMCA sẽ mở cửa một phần thị trường sữa của Canada cho các chủ trang trại Hoa Kỳ. Đây vẫn luôn là điểm khó giữa hai nhóm đàm phán.

Theo NAFTA ban đầu, Canada hạn chế lượng sữa, phô mát và các sản phẩm từ sữa khác đến từ Mỹ.

Nhưng theo thỏa thuận mới, Canada sẽ lập các hạn ngạch mới cho Hoa Kỳ. Họ sẽ tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm sữa, gia cầm và trứng của Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ sẽ cho phép thêm nhiều sản phẩm sữa, đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng của Canada cùng một lượng đường hạn chế vượt biên giới, theo một tài liện từ Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ.

Canada cũng đồng ý dừng hệ thống vẫn giữ giá một số sản phẩm sữa, trong đó có protein sữa, ở mức thấp. Thay đổi này cũng cho phép thêm nhiều sản phẩm sữa Mỹ tham gia thị trường Canada.

Nhóm Nông Dân Chăn Nuôi Bò Sữa Canada nhanh chóng chỉ trích thỏa thuận thương mại mới, cho rằng điều này gây rủi ro cho sinh kế của những người sản xuất sữa Canada.

Canada gần đây đã có nhượng bộ trong thỏa thuận Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương và một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu, cũng mở cửa thị trường sữa của mình

Sản xuất ô tô

Thỏa thuận mới cũng yêu cầu thêm linh kiện của một ô tô được sản xuất ở Bắc Mỹ để được miễn thuế.

Thỏa thuận yêu cầu 75% linh kiện phải được sản xuất ở Canada, Mexico hay Hoa Kỳ, cao hơn 12 điểm phần trăm so với thỏa thuận NAFTA ban đầu.

Điều khoản này sẽ giúp giữ sản xuất linh kiện ô tô ở lại Mỹ đồng thời đưa về một số việc sản xuất đã chuyển ra nước ngoài, theo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ.

Ford Motor Company hoan nghênh thỏa thuận vì thỏa thuận sẽ “hỗ trợ cho một doanh nghiệp ô tô tích hợp, cạnh tranh toàn cầu ở Bắc Mỹ.”

Điều khoản hoàng hôn

Gia hạn hoặc bỏ đi

Hoa Kỳ đã muốn đưa vào thỏa thuận mới một điều khoản sẽ hủy bỏ NAFTA mỗi năm năm trừ khi cả ba quốc gia đồng ý gia hạn.

Thay vào đó, các nhà đàm phán đưa vào hiệp ước cập nhật các điều khoản mới, đồng ý giữ hiệp ước thương mại trong 16 năm, trừ phi cả ba nước cùng đồng ý gia hạn.

Điều này có nghĩa hạn chót có thể được kéo dài thêm trong tương lai, nếu cả ba quốc gia cùng đồng ý hoặc gia hạn hoặc tái đàm phán hiệp ước thương mại ba bên.

Hoa Kỳ, Canada và Mexico sẽ cần gặp nhau mỗi sáu năm để quyết định có làm thế hay không.

Nội các của ông Trump từng muốn có khung thời gian năm năm ngắn hơn nhằm giữ cho hiệp ước được cập nhật. Nhưng Mexico và Canada đều không ủng hộ đề suất này, với lý do điều này sẽ hạn chế đầu tư ở nước họ nếu tương lai của thỏa thuận bị đặt vấn đề.

Hạn chế hối đoái

Nằm trong thỏa thuận là một điều khoản ngoại hối ngăn các nước thao túng đồng tiền của mình.

Ngôn từ có thể không ảnh hưởng đến cả ba quốc gia NAFTA, nơi thả nổi hối đoái. Thay vào đó, lại có ý như một dấu hiệu đối với những quốc gia khác bên ngoái Bắc Mỹ.

Các nước thường xuyên cam kết tránh thao túng đồng tiền. Nhưng lời lẽ cứng rắn hơn trong hiệp ước có thể cho Hoa Kỳ thêm lợi thế trong các cuộc đàm phán thương mại với những nước như Trung Quốc.

Giải quyết tranh chấp

Khi các nước bị phát hiện vi phạm thỏa thuận, có những quy định khắc nghiệt và nhanh chóng về việc khiến những nước này chịu trách nhiệm như thế nào. Thỏa thuận NAFTA cũ có ba loại.

Hai trong số các hệ thống giải quyết tranh chấp vẫn không đổi về cơ bản, nhưng sẽ được đổi tên.

Đầu tiên là hệ thống giải quyết các tranh chấp cấp nhà nước, trước đây được biết với tên Chương 20. Cơ chế thứ hai là Chương 19 cũ của NAFTA, giải quyết các tranh chấp giữa hai quốc gia về các trường hợp bán phá giá và thuế chống phá giá. Điều này cũng sẽ không đổi trong thỏa thuận mới.

Một điểm khác biệt là quy trình xử lý còn lại, trước kia được biết với tên Chương 11, sẽ được loại bỏ giữa Hoa Kỳ và Canada, nhưng vẫn được giữ cho một số lĩnh vực quan trọng như dầu khí, cơ sở hạ tầng, viễn thông giữa Hoa Kỳ và Mexico.

Giúp các công nhân Mỹ

Thỏa thuận mới nhằm hỗ trợ cho công nhân Mỹ theo nhiều cách.

Đáng lưu ý nhất, thỏa thuận đòi hỏi 40-45% linh kiện ô tô và xe tải phải do công nhân có mức lương ít nhất $16/giờ sản xuất. Mục tiêu là nâng cao sân chơi giữa các công nhân ngành ô tô Mỹ và Mexico, đồng thời khuyến khích các nhà sản xuất xây dựng nhà máy nhiều hơn ở Mỹ. Một trong những điểm chỉ trích chính của NAFTA là nó khiến các nhà sản xuất ô tô Mỹ chuyển sản xuất về biên giới phía nam, nơi công nhân ở đây được trả lương ít hơn nhiều so với các đồng nghiệp Mỹ.

Thỏa thuận cũng yêu cầu 75% linh kiện của một ô tô phải được sản xuất ở Bắc Mỹ, so với quy định 62.5% hiện tại. Nội các Trump lập luận điều này sẽ giúp động viên được hàng tỷ USD trong sản xuất ô tô mới ở Mỹ.

Ngoài ra, Mexico cũng cam kết công nhận quyền thương lượng tập thể của công nhân, và ba nước đồng ý thực thi các quyền được Tổ chức Lao động Quốc tế công nhận.

Vào thứ Hai, 1/10, tổng thống Trump phát biểu thỏa thuận sẽ đưa Bắc Mỹ trở lại thành một siêu cường sản xuất.

“Thay vì việc làm cứ chảy ra nước ngoài, chúng sẽ trở về nhà,” ông nói trong buổi lễ ở Vườn Hồng.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang xem xét các tài liệu để quyết định tác động thực sự của thỏa thuận.

“Điểm mấu chốt đơn giản là chúng tôi không có đủ thông tin vào lúc này để biết liệu NAFTA 2018 có vì các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ hay không,” theo Celeste Drake, chiến lược gia Chính sách kinh tế AFL-CIO viết trên blog của mình. “Về lao động, dù có tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.”

Một số chuyên gia thương mại hoài nghi thỏa thuận sẽ đẩy mạnh việc thuê nhân công trong lĩnh vực ô tô. Trên thực tế, những quy định mới có thể khiến các nhà sản xuất ô tô Mỹ chuyển sang Nhật Bản, Hàn Quốc hay những quốc gia bên ngoài Bắc Mỹ. Họ sẽ phải chịu thuế 2.5%, nhưng có thể họ sẽ thấy tiết kiệm hơn là tuân theo các quy định của USMCA, theo Robert Lawrence, một giáo sư đầu tư và thương mại quốc tế tại Harvard.

“Lĩnh vực việc làm là không chắc chắn nhiều nhất,” theo Robert Scott, giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách sản xuất và thương mại tại Viện Chính Sách Kinh tế, một tổ chức thiên tả.

Quân bài bất ngờ là liệu nội các ông Trump có nâng mức thế 2.5% áp lên ô tô và linh kiện ô tô hay không. Tổng thống đang cân nhắc áp một khoản thuế 25% lên xe nhập khẩu, với lý do an ninh quốc gia.

“Hiện đại hóa” NAFTA cho kỷ nguyên số

Thỏa thuận mới giải quyết những vấn đề đã nổi lên trong 25 qua.

Chẳng hạn, thỏa thuận đưa ra các khoản phạt hình sự đối với phim vi phạm bản quyền trực tuyến.

Thỏa thuận cấm thuế đối với nhạc số, sách, phần mềm và trò chơi video được phân phối bằng điện tử.

Có các khoản bảo vệ sở hữu trí tuệ mạnh hơn, trong đó có các bằng sáng chế cho công nghệ sinh học và dịch vụ tài chính.

Những khoản thuế khác

Một câu hỏi lớn là làm thế nào ba nước giải quyết các tranh chấp về khoản thuế của Mỹ đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Canada và Mexico.

Cho đến nay, phần này, cùng với các khoản thuế trả đũa được các nước áp dụng, đã được để ngoài thỏa thuận.

Theo các quan chức chính quyền cao cấp, khoản này sẽ phải được đàm phán riêng.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN Money

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1