Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, lãi suất có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng tiếp theo |
Những vấn đề kinh tế ở các thị trường mới nổi và cuộc chiến thương mại tiếp diễn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có khả năng gia tăng nguy cơ cho cuộc khủng hoảng thương mại kế tiếp, theo CEO tại một quỹ đầu tư quốc gia của Hàn Quốc. Khi kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng, Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và những ngân hàng trung ương khác muốn thắt chặt các chính sách tiền tệ, điều này có thể dẫn đến một đợt “hạn chế thanh khoản” bất ngờ ở một số thị trường mới nổi, theo Heenam Choi, CEO của Korea Investment Corporation (KIC). Cái gọi là hạn chế thanh khoản về cơ bản là khi các điều kiện kinh tế ở một quốc gia trở nên quá chặt, việc đi vay trở nên khó khăn hơn, khiến tiêu dùng và đầu tư đi xuống, và cuối cùng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Như vào cuối năm ngoái, KIC quản lý khoảng 134.1 tỷ USD tài sản. Danh mục này có nghĩa đội ngũ quản lý của quỹ đầu tư quốc gia này cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe kinh tế toàn cầu. Lãi suất Mỹ đang tăng cao hơn và các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang dần chuyển hướng khỏi các chính sách tiền tệ nới lỏng được áp dụng trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khoảng một thập kỷ trước. “Ngoài điều kiện kinh tế chặt chẽ hơn, còn có những yếu tố phi kinh tế: chiến tranh thương mại, tranh chấp thương mại, nguy cơ địa chính có thể là danh sách những yếu tố sẽ tác động đến kinh tế toàn cầu,” ông Choi cho biết, đồng thời nói thêm sẽ không dễ dàng để giải quyết bất đồng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. “Về vấn đề này, tôi có hơi tiêu cực,” ông đề cập đến những khoản thuế leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc và hầu hết các sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa trung gian sẽ được Trung Quốc hoàn chỉnh và bán ra cho thế giới. Theo ông Choi, nếu tranh chấp thương mại leo thang và hàng xuất khẩu Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề vì các khoản thuế của Mỹ, điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến hàng xuất khẩu của chính Hàn Quốc. Trên thực tế, trong tháng Bảy, bộ trưởng tài chính Hàn Quốc đã cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể chứa đựng những “nguy cơ đi xuống nghiêm trọng” đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Hàn Quốc nếu tác động lan tỏa đến thị trường toàn cầu. Nhưng bộ thương mại cho rằng cuộc tranh chấp có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên Hàn Quốc vì một số hàng hóa Trung Quốc chịu thuế có thể được thay thế bằng hàng xuất khẩu Hàn Quốc. Washington và Bắc Kinh đã áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa của nhau. Hoa Kỳ cũng đang cân nhắc các khoản thuế thêm và Trung Quốc cảnh báo họ sẽ trả đũa. Dù vậy, một thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới nhìn chung đã an toàn hơn trước đó, và các quốc gia chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với đợt suy thoái tiếp theo. Theo ông Choi, điều này đặc biệt đúng đối với những nền kinh tế mới nổi đã dành cả thập kỷ qua để tiến hành cải cách cơ cấu nhằm khiến nền kinh tế của mình mạnh hơn. “Thậm chí khi có một vài quốc gia bị ảnh hưởng vì những cú shock bên ngoài… các thị trường mới nổi đã rất sẳn sàng cho nơi trú ẩn an toàn,” ông nói. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|