Thị trường Thứ ba, 02/07/2019, 09:58 GMT+7
Giá dầu tăng khi Saudi, Nga ủng hộ cắt giảm nguồn cung

Giá dầu tăng thêm $1/thùng vào thứ Hai, 1/7, sau khi Saudi Arabia, Nga và Iraq ủng hộ kéo dài các cắt giảm nguồn cung thêm sáu đến chin tháng nữa trước cuộc họp OPEC trong tuần này.

jl2 oil

Giá dầu Brent kỳ hạn giao trước một tháng cho tháng Chín đạt mức cao trong một ngày lên $66.11/thùng và tăng $1.2 (1.7%) lên $65.86/thùng lúc 1252 GMT.

Giá dầu thô Mỹ kỳ hạn cho tháng Tám tăng $1.10 (1.9%) lên $59.57/thùng sau khi đạt đỉnh $60.10, mức cao nhất trong năm tuần.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) và các đồng minh muốn kéo dài các cắt giảm nguồn cung ít nhất đến cuối năm 2019 khi những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu vào Chủ Nhật ủng hộ chính sách hướng đến đẩy giá dầu thô lên.

OPEC, Nga và những nước sản xuất khác, nhóm liên minh OPEC+, họp vào ngày 1-2/7 để thảo luận các cắt giảm nguồn cung. Nhóm này đã giảm sản lượng dầu từ năm 2017 nhằm ngăn giá lao dốc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu yếu đi và sản lượng từ Mỹ tăng mạnh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Chủ Nhật cho biết ông đồng ý với Saudi Arabia kéo dài các cắt giảm sản lượng hiện tại 1.2 triệu thùng/ngày thêm sáu đến chín tháng nữa.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi, ông Khalid al-Falih cho biết thỏa thuận rất có khả năng kéo dài thêm chín tháng nữa và không cần cắt giảm sâu thêm.

“Dù vẫn cần được những thành viên còn lại của OPEC+ phê chuẩn, điều này dường như là việc đã rồi,” theo các nhà phân tích ANZ.

Giá dầu trong những tháng gần đây lại chịu áp lực do nguồn cung từ Mỹ tăng và kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại.

Sản lượng dầu thô Mỹ trong tháng Tư tăng lên mức kỷ lục mới trong một tháng, đạt 12.16 triệu thùng/ngày, theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết trong một báo cáo hàng tháng vào thứ Sáu.

Các thị trường tài chính khởi sắc khi quan hệ Mỹ - Trung tan băng sau khi các lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng ý bắt đầu lại các đàm phán thương mại vào Thứ Bảy.

Dù vậy, các nhà phân tích vẫn hoài nghi hai bên có thể sớm đạt được một thỏa thuận.

“Cho đến khi có thêm chi tiết mới, chúng ta vẫn trở lại từ đầu,” theo Alfonso Esparza, nhà phân tịch thị trường cao cấp tại Oanda, Toronto.

“Con đường phía trước khá phức tạp bởi Trung Quốc yêu cầu đối xử bình đẳng hơn, và Hoa Kỳ đang đẩy mạnh vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ.”

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1