Thị trường Thứ hai, 03/01/2022, 11:36 GMT+7
Doanh số bán chip sẽ tăng gần 10% trong năm 2022 khi rủi ro gia tăng

Theo một báo cáo của hãng bảo hiểm tín dụng thương mại Euler Hermes, các nhà sản xuất chip là những người chiến thắng rõ ràng trong thời đại dịch và động lực trong lĩnh vực bán dẫn sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2022.

j3 chips1

“Chu kỳ bán dẫn hiện tại đã được kích hoạt hết công suất kể từ khi ngành này trổi dậy từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất năm 2019,” theo các nhà phân tích tại Euler Hermes.

Các nhà phân tích dự đoán, doanh số bán dẫn dự kiến sẽ tăng thêm 9% và vượt 600 tỷ USD lần đầu tiên trong năm 2022, trên nền tảng tăng trưởng 26% lên 553 tỷ USD năm 2021.

Tình trạng thiếu chất bán dẫn kéo dài nhiều tháng trong đại dịch đã ảnh hưởng đến một loạt các ngành công nghiệp - từ ô tô đến máy chơi game - khi các nhà sản xuất chip phải vật lộn để bắt kịp với nhu cầu chưa từng có do hoạt động kinh tế toàn cầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid.

Dù các nhà sản xuất chip lớn như TSMC đã công bố kế hoạch tăng công suất, thường phải mất nhiều năm trước khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Cổ phiếu niêm yết tại Đài Loan của TSMC đã tăng hơn 80% trong gần hai năm.

Các nhà phân tích của Euler Hermes cho biết cho đến nay có ba yếu tố thúc đẩy doanh số bán hàng.

1. Nhu cầu: "Nhu cầu mạnh bất thường" đối với đồ điện tử tiêu dùng, như máy tính cá nhân và điện thoại thông minh

2. Giá cả: Giá tăng do các yếu tố cung và cầu thắt chặt

3. Nhóm sản phẩm cải thiện: Nhóm sản phẩm cho chất bán dẫn được cải tiến hơn nữa nhờ ra mắt các chip thế hệ mới và giá cao hơn.

Rủi ro đối với lĩnh vực chip

Tiến tới năm mới, các nhà phân tích cho biết ba động lực thị trường này dự kiến sẽ giảm đi khi nhu cầu tăng trưởng bình thường trở lại và năng lực sản xuất mới nhanh chóng  đi vào hoạt động.

Ngoài ra, các nhà phân tích xác định bốn rủi ro lĩnh vực bán dẫn phải đối mặt:

1. Doanh số bán phần cứng (đối với các sản phẩm như máy tính và TV) cao hơn dự kiến do nhu cầu bình thường trở lại sau khi tăng trưởng mạnh trong năm 2020 và 2021;

2. Nhu cầu chất bán dẫn bị ảnh hưởng bởi bất kỳ giai đoạn đóng băng kéo dài nào trong hoạt động sản xuất, khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch tiếp tục;

3. Sự “bế tắc” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cuộc chiến giành quyền tối thượng về công nghệ, với các hạn chế vẫn còn áp dụng đối với những công ty Trung Quốc mua lại thiết bị và công nghệ sản xuất chất bán dẫn quan trọng của Hoa Kỳ;

4. “Các sự kiện khí hậu bất lợi bất thường xuất hiện với tần suất ngày càng tăng” là một thách thức lớn đối với lĩnh vực bán dẫn, vốn dựa vào sử dụng công suất tối ưu để có lợi nhuận.

Theo Aurelien Duthoit, cố vấn lĩnh vực công nghệ và bán lẻ tại Euler Hermes, nhiều yếu tố cũng được cho là sẽ “tạo ra nét đặc trưng cho năm 2022” trong lĩnh vực chip.

Ngoài việc nhu cầu trở lại bình thường trong các lĩnh vực như máy tính và máy chủ, Duthoit xác định các yếu tố như “những sự kiện ngẫu nhiên và không thể đoán trước” sẽ ảnh hưởng đến các địa điểm sản xuất chất bán dẫn lớn như Đài Loan và Hàn Quốc.

Những diễn biến mới trong “Chiến tranh Lạnh” về công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng có thể ngăn các chuyên gia công nghệ bán dẫn bán cho các công ty Trung Quốc.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1