Thị trường Thứ hai, 06/04/2020, 13:46 GMT+7
Tương lai giá dầu dưới $10/ thùng. OPEC sẽ dao động trước?

OPEC từng tự mô tả mình là nguồn gốc ổn định trong một thế giới hỗn loạn.

a6 opec

Nhưng tổ chức này đã hủy hoại danh tiếng vào tháng trước khi khiến thị trường hỗn loạn đáng kể. Saudi Arabia, quốc gia lãnh đạo OPEC và đồng minh dầu mỏ Nga đã so gươm trong cuộc chiến giá đẩy giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong 18 năm.

Hiện tại OPEC có cơ hội khôi phục sự ổn định cho các thị trường dầu mỏ đang trải qua những biến động lịch sử. Nhưng điều đó sẽ không dễ dàng.

Chuyện gì đang xảy ra: OPEC+ dự định tổ chức một cuộc họp qua video vào thứ Năm, để có thể thực hiện việc cắt giảm sản xuất rất cần thiết trong nhiều tuần trước nhằm bù đắp cho tình trạng nhu cầu sụp đổ đại dịch virus corona.

Tổng thống Donald Trump kỳ vọng rất nhiều về việc cắt giảm sản lượng lớn. Ông Trump cho biết vào thứ Năm tuần trước, ông hy vọng và dự kiến Saudi Arabia và Nga sẽ giảm sản lượng từ 10 triệu đến 15 triệu thùng mỗi ngày.

không có thỏa thuận nào được công bố - và các nhà phân tích ngay lập tức nghi ngờ về tuyên bố của Trump - giá dầu tăng vọt vào thứ Tư. Trong tuần, dầu thô Mỹ tăng 32% - tuần tốt nhất kể từ khi dầu thô kỳ hạn bắt đầu giao dịch trên NYMEX vào năm 1983.

"Khi thị trường dầu mỏ hiện đang mong sản lượng giảm mạnh, bất cứ điều gì không được như thế có thể khiến giá rơi tự do", theo Caroline Bain, trưởng kinh tế hàng hóa tại Capital Economics.

Các nhà sản xuất dầu đang chạy đua với thời gian. Đợt thừa cung lớn đến mức thế giới sẽ sớm không còn chổ để trữ dầu. Và điều đó có thể khiến giá giảm xuống một con số, làm trầm trọng thêm những gì có thể sẽ là một làn sóng phá sản trong ngành công nghiệp dầu mỏ Hoa Kỳ.

Nhưng không ai muốn là người đầu tiên dao động trong trận chiến này.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman, mệt mỏi vì là nước phải gánh các cắt giảm sản xuất, muốn các nước khác tham gia. Và có báo cáo cho biết Hoa Kỳ, Canada và Mexico có thể được mời tham dự cuộc họp tuần này.

Sản lượng sẽ tự động giảm tại Hoa Kỳ khi các hãng khoan dầu với chi phí cao phản ứng trước tình trạng giá lao dốc. Và các cơ quan quản lý ở Texas đang được kêu gọi xem xét giới hạn sản xuất - điều chưa từng xảy ra trong hơn 40 năm. Nhưng không rõ làm thế nào có thể hạn chế sản lượng dầu như thế ở cấp quốc gia.

Nga cuối cùng có thể đồng ý giảm sản lượng, khi được biết Tổng thống Vladimir đề xuất hôm thứ Sáu sản xuất toàn cầu nên giảm 10 triệu thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, đổi lại, Moscow có thể muốn Washington rút các lệnh trừng phạt.

"Có cái giá để đưa Nga trở lại bàn đàm phán. Và không rõ Washington sẵn sàng trả mức giá đó không", theo Helima Croft, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets.

Cuối cùng, ngay cả khi tất cả đều ổn thỏa và đạt được một thỏa thuận, có thể nó sẽ quá ít, quá muộn.

Nhu cầu đang lao dốc với tốc độ chưa từng thấy và các ông Putin, MBS và Trump không thể làm được gì nhiều.

Báo cáo tài chính của Delta có thể cho thấy số phận lao đao của các hãng hàng không
Các hãng hàng không đã trải qua vài tuần khủng khiếp. Vào Thứ các nhà đầu tư sẽ bắt đầu thấy tình hình xấu như thế nào.

Delta Air Lines (DAL) dự kiến là hãng hàng không lớn đầu tiên báo cáo kết quả quý một. Hãng được dự kiến sẽ báo cáo khoản lỗ đầu tiên sau nhiều năm.

Khoản lỗ sẽ hẹp hơn so với một số người dự kiến: Du lịch ít bị ảnh hưởng trong tháng Một và vẫn mạnh trong nước vào tháng Hai. Nhưng trong tháng Ba, lưu thông gần như dừng hẳn.

Vào thứ Sáu, CEO Ed Bastian nói với các nhân viên hàng không hãng dự kiến doanh thu sẽ giảm 90% trong quý hai và ngành hàng không vẫn chưa chạm đáy khủng hoảng.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1