Doanh nghiệp Thứ ba, 03/05/2022, 10:01 GMT+7
Total mất 4 tỷ USD từ Dự án LNG Bắc Cực

Tập đoàn năng lượng khổng lồ TotalEnergies của Pháp (Total) chịu tổn thất 4.1 tỷ USD sau khi hãng này rút khỏi dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga ở Bắc Cực.

m3 total

Hãng cho biết các tổn thất do suy giảm tài sản trong kết quả kinh doanh quý một cho ba tháng đầu năm.

Điều này xảy ra sau khi công ty thông báo vào tháng trước họ sẽ không còn nhận trữ lượng từ dự án LNG Bắc Cực 2, sau tình trạng không chắc chắn về các lệnh trừng phạt công nghệ và tài chính phương Tây áp đặt lên Nga.

Công ty giải thích: “Kể từ đó, vào ngày 8/4, các biện pháp trừng phạt mới đã được chính quyền châu Âu thông qua, đặc biệt cấm xuất khẩu từ các nước thuộc Liên minh châu Âu hàng hóa và công nghệ dùng trong việc hóa lỏng khí đốt tự nhiên mang lại lợi ích cho một công ty Nga. Có vẻ như những lệnh cấm mới này gây thêm rủi ro đối với việc thực hiện dự án LNG Bắc Cực 2.”

Total đã đối mặt với những chỉ trích gay gắt sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine vì không theo chân các đối thủ BP, Shell và ExxonMobil rời đất nước này.

Total đã chọn không từ bỏ 19.4% cổ phần của mình trong Novatek, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Nga, thay vào đó chỉ cam kết không đầu tư thêm sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Bên cạnh chi phí suy giảm giá trị tài sản, Total cũng đã thông báo họ đang lên kế hoạch mua lại 3 tỷ USD cổ phiếu trong nửa đầu năm - thu được tiền nhờ giá dầu và khí đốt cao, khiến thu nhập tăng mạnh.

Công ty công bố thu nhập ròng đã điều chỉnh tăng 32% so với quý trước lên 9 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2022, với lợi nhuận cốt lõi tăng 22% lên 17.4 tỷ USD.

Đây là một khoản tăng mạnh so với kỳ vọng trong tháng Hai, khi hãng cho biết sẽ mua lại 2 tỷ USD cổ phiếu.

Tập đoàn cho biết họ đã mua lại 1 tỷ USD cổ phiếu trong quý một.

Total cũng cảnh báo giá có thể tiếp tục tăng nếu sản lượng dầu tăng từ Hoa Kỳ và các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) không bù đắp được khoản giảm dự kiến trong sản lượng dầu thô và lọc dầu của Nga.

OPEC đã liên tục không đạt được các mục tiêu tăng sản lượng trong năm nay, khiến nguồn cung trên thị trường thắt chặt hơn nữa.

Điều này góp phần khiến Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong quý hai và quý ba năm 2022 - nghĩa là giá dầu có khả năng vẫn tăng lên các mức cao lịch sử.

Cả hai mức giá chuẩn chính vẫn tăng trên $100 mỗi thùng.

Phong Lữ lược dịch
Theo OilPrice

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1