Doanh nghiệp Thứ tư, 04/05/2022, 09:25 GMT+7
Phần Lan hủy thỏa thuận hạt nhân với Nga trước quyết định của NATO

Phần Lan đã hủy hợp đồng với công ty điện lực nhà nước khổng lồ Rosatom của Nga về một nhà máy điện hạt nhân mới sau cuộc chiến ở Ukraine.

m4 finland

Fennovoima, một tập đoàn do Phần Lan đứng đầu, hôm thứ Hai, 2/5, cho biết họ đã chấm dứt hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ ba của nước này, AFP đưa tin, dẫn lời đại diện tập đoàn cho biết tại một cuộc họp báo, cho rằng những chậm trễ trước đó và chiến tranh đã làm tăng rủi ro.

Giấy phép xây dựng cuối cùng cho nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ được cấp vào cuối năm nay.

“Quyết định chấm dứt hợp đồng EPC với Dự án RAOS không phải là một quyết định hời hợt. Trong một dự án lớn như vậy có những điều phức tạp đáng kể và các quyết định chỉ được đưa ra sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Chúng tôi hoàn toàn thừa nhận những tác động tiêu cực và cố gắng hết sức để giảm thiểu những tác động đó,” Fennovoima cho biết trong một tuyên bố.

Việc hủy hợp đồng với Rosatom diễn ra khi cả Phần Lan và Thụy Điển đang đẩy nhanh các đàm phán về việc gia nhập NATO. Cả hai nước dự kiến sẽ công bố quyết định gia nhập liên minh quân sự phương Tây trước ngày 16/5, với một số báo cáo cho biết Phần Lan sẽ đưa ra thông báo vào ngày 12/5.

Ngày 28/4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lặp lại đề nghị của liên minh về việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển trước hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine.

Phần Lan có chung đường biên giới trên bộ với Nga dài hơn 800 dặm, đe dọa an ninh quốc gia. Nga xem việc mở rộng hơn nữa của NATO là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia của mình. Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, gần đây cảnh báo Moscow sẽ "thực hiện các biện pháp bổ sung" nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO.

Việc hủy hợp đồng với Rosatom cũng diễn ra khi Liên minh châu Âu tiến gần hơn tới việc cấm dầu của Nga. Phần Lan không có tài nguyên than, dầu hoặc khí đốt tự nhiên và phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân và nhập khẩu từ Nga.

Ngày 7/4, Phần Lan tuyên bố sẽ chi tới 924 triệu USD để đẩy nhanh việc độc lập khỏi dầu khí của Nga.

Khánh Lâm lược dịch
Theo OilPrice

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1