Thị trường Thứ năm, 06/04/2023, 13:01 GMT+7
Tín hiệu tích cực cho ngành cà phê

So với đầu năm nay, giá cà phê trong nước thậm chí đã tăng rất mạnh khoảng 8.800 đồng/kg. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với bà con trồng cà phê trong nước.

a6 coffee1

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay 6/4, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục nối dài đà tăng.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay 6/4, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp tục nối dài đà tăng. Theo đó cà phê trong nước được thu mua trong khoảng 49.000-49.400 đồng/kg; tăng 400 đồng/kg so với ngày hôm qua. 

Như vậy, giá cà phê nội địa đã tăng 1.300 đồng/kg trong 1 tháng. Còn nếu so với đầu năm nay, cà phê trong nước thậm chí đã tăng rất mạnh khoảng 8.800 đồng/kg. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với bà con trồng cà phê trong nước khi giá thành sản phẩm đầu ra ngày càng được nâng cao.

Giá cà phê thế giới bật tăng 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/4, sắc xanh tiếp tục áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Đáng chú ý khi 2 mặt hàng cà phê cùng bật tăng mạnh nhờ những hỗ trợ từ lo ngại thiếu hụt nguồn cung.  

Cà phê arabica bật tăng hơn 3% nhờ hỗ trợ từ tồn kho tiếp tục giảm. Theo báo cáo hàng ngày của ICE, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE London đã giảm về 731.959 bao loại 60 kg, mức thấp nhất kể từ 13/12/2022, điều này dấy lên lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn, từ đó hỗ trợ giá tăng. Bên cạnh đó, những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung càng được gia tăng sau báo cáo xuất khẩu hàng tháng của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) với sự sụt giảm mạnh của Arabica. Cụ thể Brazilian Naturals giảm 33% và Colombian Milds giảm 6,8% trong tháng 2, góp phần hỗ trợ đà tăng của giá trong phiên hôm qua.  

Nhờ lực kéo của Arabica cũng như những lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, giá Robusta ghi nhận mức tăng 2,66% trong phiên hôm qua. Xuất khẩu Robusta trong tháng 2 trên phạm vi toàn cầu cũng ghi nhận mức giảm mạnh từ 3,35 triệu bao vào 3/2022 về mức 2,89 triệu bao trong 02/2023. Điều này làm gia tăng lo ngại khan hiếm nguồn cung tại các nước cung ứng chính ở thời điểm hiện tại, từ đó hỗ trợ giá nối tiếp đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp.  

Đường thô tiếp tục xác lập kỷ lục giá mới sau khi tăng thêm 2,14% trong phiên hôm qua, giá đạt mức cao nhất kể từ 10/2016. Những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung tiếp tục được củng cố khi Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ cho biết nước này đã sản xuất được 30 triệu tấn trong niên vụ hiện tại, giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết hợp với dự báo sản lượng thấp tại các quốc gia sản xuất lớn khác như Thái Lan, Trung Quốc, đã đẩy thị trường vào trạng thái lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên phạm vi toàn cầu, từ đó hỗ trợ giá tiếp tục đi lên. 

Ở chiều ngược lại, giá dầu cọ đã sụt giảm mạnh hơn 2% trong ngày hôm qua, kết thúc đà tăng mạnh trong 2 phiên trước do áp lực chốt lời. Trong một cuộc khảo sát của Reuters, các thương nhân và nhà phân tích cho rằng tồn kho dầu cọ cuối tháng 3 của Malaysia sẽ đạt mức 1,77 triệu tấn, giảm 16,3% so với một tháng trước, đồng thời cũng là mức tồn kho thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Đây là thông tin đang kìm hãm đà giảm của dầu cọ.  

Theo Báo Điện Tử Chính Phủ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1