Tài chính Thứ sáu, 01/12/2023, 09:18 GMT+7
Các quỹ đầu tư toàn cầu đang ưu tiên mua trái phiếu lợi suất cao ở châu Á

Tại châu Á, những trái phiếu có lợi suất cao hơn đang thu hút dòng vốn nước ngoài mạnh hơn so với trái phiếu của những nơi khác, đặc biệt là khi thị trường kỳ vọng về sự đảo chiều trong chính sách của Fed.

d1 bonds

Các quỹ nước ngoài đã rót tổng cộng 2.7 tỷ USD vào trái phiếu của Indonesia và Ấn Độ trong tháng 11, mức cao nhất kể từ tháng 1. Trong khi đó, dòng tiền ròng đổ vào trái phiếu Hàn Quốc và Thái Lan giảm xuống 2.6 tỷ USD, mức thấp nhất trong 9 tháng.

Trước đó, tâm lý lo ngại rằng Fed sẽ tăng lãi suất trong thời gian dài đã thúc đẩy làn sóng rút vốn khắp khu vực. Tuy nhiên, các dấu hiệu hiện nay lại cho thấy Fed có thể bắt đầu nới lỏng chính sách vào năm tới. Điều này làm suy yếu đồng đô la Mỹ, song lại thúc đẩy sức hấp dẫn của các trái phiếu lợi suất cao tại châu Á. Các nhà đầu tư có xu hướng mua chúng mà không cần phải phòng ngừa rủi ro tiền tệ.

Hợp đồng hoán đổi kỳ hạn một năm giữa đồng USD và won của Hàn Quốc đã giảm xuống âm 68 điểm cơ bản trong tháng 11, mức thấp nhất kể từ tháng 3. Điều này đồng nghĩa nhà đầu tư sẽ không còn ưu tiên lấy USD để đổi lấy won.

Theo Kiyong Seong, chuyên gia chiến lược vĩ mô châu Á hàng đầu tại Societe Generale, việc lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD đều giảm xuống đang khuyến khích dòng vốn đổ ra nước ngoài, tập trung vào các quốc gia có trái phiếu mang lại lợi suất cao như Ấn Độ và Indonesia. Ngược lại, hợp đồng hoán đổi giữa USD và won giảm sẽ gây bất lợi cho dòng vốn nước ngoài chảy vào Hàn Quốc, vì nhà đầu tư có xu hướng tìm cách bảo hiểm rủi ro ngoại hối.

Lãi suất chuẩn ở Indonesia và Ấn Độ cao hơn khoảng 50 và 100 điểm cơ bản so với lãi suất của Fed, song lãi suất chuẩn ở Hàn Quốc và Thái Lan lại thấp hơn 200 và 300 điểm cơ bản so với lãi suất của Fed. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã giữ lãi suất ở mức 3.5% trong ngày 29/11, đồng thời giữa lập trường hết sức thận trọng trước triển vọng nới lỏng chính sách trong năm sau của thế giới.

Ngoài ra, các yếu tố đặc thù của từng quốc gia cũng tác động đến dòng vốn chảy vào trái phiếu Ấn Độ và Thái Lan.

Các quỹ nước ngoài bắt đầu quan tâm đến trái phiếu Ấn Độ sau khi JPMorgan Chase & Co. vào tháng 9 đưa trái phiếu được định giá bằng đồng rupee vào chỉ số thị trường mới nổi của mình. Các nhà đầu tư đang theo dõi xem liệu FTSE Russell, một nhà cung cấp chỉ số lớn khác, có đưa ra quyết định tương tự hay không.

Trong khi đó, các quỹ toàn cầu quay trở lại với thị trường trái phiếu Thái Lan một cách chậm rãi. Dòng vốn ròng của nước ngoài đổ vào trái phiếu Thái Lan đạt khoảng 903 triệu USD trong tháng 10 và tháng 11 cho đến nay sau khi dòng vốn chảy ra 1.7 tỷ USD trong hai tháng trước đó. Nguyên nhân là các nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng trước kế hoạch phân phát tiền mặt của chính phủ cho người dân.

Theo VietStock


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1