Mỹ bắt đầu thực thi lộ trình mua bù 180 triệu thùng dầu vào dự trữ quốc gia |
Chính quyền Mỹ trước đây từng công bố sẽ bắt đầu mua lại dầu vào dự trữ khi giá dầu rơi xuống dưới ngưỡng 72USD/thùng. Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) vào ngày thứ Sáu công bố đã cấp phép hợp đồng thu mua cho 5 doanh nghiệp để mua 3,1 triệu thùng dầu vào Dự trữ Chiến lược Quốc gia (SPR) trong tháng 8/2023 ở mức giá khoảng 73USD/thùng. Vào tháng 5/2023, DOE đã công bố kế hoạch mua dầu này như một bước để bù lại cho dự trữ khẩn cấp sau khi xả dầu kỷ lục bởi nguồn cung dầu thế giới có phần thiếu hụt do căng thẳng Nga – Ukraine trước đây. “Nhóm 3 triệu thùng dầu này được mua ở mức giá trung bình 73USD/thùng, thấp hơn ngưỡng 95USD/thùng mà SPR bán ra vào năm 2022, như vậy rõ ràng thỏa thuận mua lại này đang có lợi cho người đóng thuế ở Mỹ”, DOE nhấn mạnh trong thông cáo báo chí mới đây. Nhóm các doanh nghiệp được tham gia vào thỏa thuận mua dầu này bao gồm: Atlantic Trading and Marketing (1 triệu thùng), Exxon Mobil (XOM.N) (900,000 thùng), Gunvor USA (600,000 thùng), Macquarie Commodities Trading (300,000 thùng) and Sunoco Partners Marketing & Terminals (300,000 thùng). Chính quyền Mỹ trước đây từng công bố sẽ bắt đầu mua lại dầu vào dự trữ khi giá dầu rơi xuống dưới ngưỡng 72USD/thùng. Giá dầu thô giao hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ giao dịch ở ngưỡng khoảng 70USD/thùng. Những thùng dầu mua trong đợt này sẽ được vận chuyển đến điểm dự trữ Big Hill SPR ở Texas. DOE cũng công bố sẽ tiếp tục mua thêm 3 triệu thùng dầu nữa vào tháng 9/2023. Các hợp đồng đấu thầu sẽ được tiếp nhận muộn nhất vào ngày 20/6/2023. Vào năm ngoái, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến hành đợt bán dầu ra từ dự trữ SPR lớn nhất từ trước đến nay, ước tính khoảng 180 triệu thùng, đây là một phần trong chiến dịch bình ổn thị trường dầu vốn đang chứng kiến nhiều đợt tăng giá mạnh trước đó. Đợt bán dầu này đã khiến cho nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa Mỹ cảm thấy không hài lòng bởi họ cho rằng nguồn cung còn lại của nước Mỹ quá ít để có thể ứng phó với các cú sốc nguồn cung. Đồng thời nó cũng làm cho quan hệ Mỹ - Saudi Arabia trở nên căng thẳng bởi nó làm hạ giá dầu, trái ngược với mong muốn của Saudi Arabia. Việc bán ra 180 triệu thùng dầu khiến cho dự trữ của SPR còn lại 372 triệu thùng/thấp nhất trong gần 40 năm, nó tương đương chỉ khoảng 20 ngày tiêu thụ của Mỹ. Những nỗi lo về kinh tế toàn cầu không khỏi gây ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường dầu cũng như làm giảm tác động từ quyết định hạ sản lượng của Saudi Arabia, theo khẳng định của một điều hành cấp cao thuộc công ty năng lượng Chevron nói với Reuters vào ngày thứ Năm. Giá dầu hạ hơn 1USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và như vậy ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi mà số liệu kinh tế Trung Quốc gây thất vọng không khỏi khiến nhiều người lo lắng về triển vọng nhu cầu toàn cầu kể cả sau khi Saudi Arabia quyết định giảm sản lượng dầu. Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 1,17USD/thùng tương đương 1,5% xuống 74,79USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hạ 1,12USD/thùng tương đương 1,6% xuống 70,17USD/thùng. Cả hai loại giá dầu hạ hơn 3USD/thùng trong phiên ngày thứ Năm trước đó sau khi có thông tin cho thấy thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran đang dần được chốt và kết quả, thị trường sẽ có thêm nguồn cung dầu. Giá dầu lấy lại phần nào đà sụt giảm sau khi cả hai quốc gia đều lên tiếng bác bỏ thông tin trên. “Diễn biến của phiên ngày thứ Năm cho thấy giá dầu dễ chịu biến động như thế nào”, chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng UBS – ông Giovanni Staunovo nói. Cũng theo ông Staunovo, động thái của Saudi Arabia ảnh hưởng phần nào đến giá dầu, nhưng rồi sau đó khả năng dầu Iran trở lại thị trường lại kéo giá dầu xuống, chính vì vậy không ngạc nhiên khi mà nhiều nhà đầu tư dài hạn sẽ tạm chọn đứng ngoài thị trường cho đến khi yếu tố cung cầu trên thị trường dầu trở nên rõ ràng. Vào đầu tuần, giá dầu tăng bởi cam kết của Saudi Arabia vào cuối tuần qua liên quan đến việc tiếp tục cắt giảm sản lượng sau khi đã cắt giảm trước đó với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh. Theo BizLive Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|