Giá dầu đi xuống sau khi OPEC+ đồng ý nới lỏng cắt giảm sản lượng |
Giá dầu giảm vào thứ Hai, 5/4, sau khi tăng mạnh trong phiên trước khi OPEC+ đồng ý nới lỏng dần một số cắt giảm sản lượng từ tháng Năm đến tháng Bảy. Giá dầu Brent giao tháng Sáu giảm 33 cent, (0.5%) xuống $64.53/thùng lúc 0206 GMT trong khi dầu thô WTI Mỹ giao tháng Năm còn $61.20/thùng, giảm 25 cent (0.4%). Cả hai mức giá đều tăng hơn $2/thùng vào thứ Năm khi các nhà đầu tư xem quyết định của OPEC+ là sự khẳng định nhu cầu phục hồi và sự lạc quan nhờ kế hoạch chi tiêu cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Các thị trường đóng cửa vào thứ Sáu nghỉ lễ Phục sinh. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và các đồng minh, OPEC+, đã đồng ý nới lỏng khoản giảm sản lượng thêm 350,000 thùng/ngày trong tháng Năm, 350,000 thùng/ngày nữa trong tháng Sáu và 400,000 thùng/ngày trong tháng Bảy. Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền mới của Hoa Kỳ kêu gọi Saudi Arabia giữ năng lượng có giá phải chăng cho người tiêu dùng bất chấp những lo ngại về nhu cầu khi các khu vực ở châu Âu vẫn còn phong tỏa và Nhật Bản có thể mở rộng các biện pháp khẩn cấp nếu cần để ngăn chặn làn sóng nhiễm virus corona mới. Theo thỏa thuận hôm thứ Năm, mức cắt giảm của OPEC+ sẽ chỉ trên 6.5 triệu thùng/ngày so với tháng Năm, thấp hơn một ít mức 7 triệu thùng/ngày trong tháng Tư. Hầu hết khoản tăng nguồn cung sẽ đến từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, Saudi Arabia, quốc gia cho biết họ sẽ bỏ việc cắt giảm tự nguyện thêm trong tháng Bảy, một động thái sẽ tăng nguồn cung thêm 1 triệu thùng/ngày. Sau đó, Saudi Aramco đã tăng giá bán chính thức (OSP) trong tháng Năm cho khu vực châu Á vào Chủ nhật. Nhà kinh tế Howie Lee của OCBC cho biết: “OSP tăng sau khi sản lượng tăng, điều theo tôi song song cho thấy sự tự tin của khối này trong việc nhu cầu phục hồi.” Tuần này, các nhà đầu tư đang tập trung vào những cuộc đàm phán gián tiếp tại Vienna giữa Iran và Hoa Kỳ trong khuôn khổ các đàm phán rộng hơn nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc toàn cầu. Trước cuộc đàm phán, Bộ Ngoại giao Iran cho biết họ muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt và bác bỏ mọi biện pháp "từng bước" nới lỏng các hạn chế. Nhà phân tích Henry Rome của Eurasia cho biết ông dự kiến các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, trong đó có các hạn chế đối với việc bán dầu của Iran, sẽ chỉ được dỡ bỏ sau khi các đàm phán này hoàn tất và cho đến khi Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân trở lại. “Ngoại giao có thể kéo dài trong nhiều tháng và việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân có thể mất đến ba tháng,” ông nói trong một lưu ý, đồng thời cho biết thêm việc thực hiện một thỏa thuận như vậy và đẩy mạnh xuất khẩu dầu có thể kéo dài đến đầu năm 2022. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|