Chứng khoán Thứ hai, 16/05/2022, 13:05 GMT+7
Chứng khoán châu Á lao đao sau dữ liệu kém từ Trung Quốc

Các thị trường chứng khoán châu Á đã phải vật lộn để duy trì một đợt phục hồi nhỏ vào thứ Hai, 16/5, sau khi dữ liệu yếu kém đáng kinh ngạc từ Trung Quốc nhấn mạnh các đợt phong tỏa đang gây thiệt hại sâu sắc cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

m16 asia1

Doanh số bán lẻ tháng Tư của Trung Quốc giảm 11.1% so với cùng kỳ năm ngoái, gần gấp đôi mức dự báo giảm, trong khi sản lượng công nghiệp giảm 2.9% khi các nhà phân tích dự kiến tăng nhẹ.

Rủi ro nghiêng về suy thoái khi cho vay ngân hàng mới ở Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm rưỡi trong tháng Tư.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng làm thất vọng những người hy vọng lãi suất sẽ nới lỏng, dù Bắc Kinh hôm Chủ nhật đã cho phép giảm thêm lãi suất cho vay thế chấp đối với một số người mua nhà.

Tin tức rằng Thượng Hải sẽ nới lỏng một số hạn chế phong tỏa không được các nhà đầu tư hào hứng đón nhận.

Các cổ phiếu blue-chip của Trung Quốc (.CSI300) phản ứng giảm 0.4%, trong khi các loại tiền tệ hàng hóa lao đao, dẫn đầu là dollar Australia, thường được dùng như ủy quyền thanh khoản cho đồng nhân dân tệ.

Chỉ số cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương rộng nhất bên ngoài Nhật Bản của MSCI vẫn tăng 0.2%, dù trước đó đã giảm 2.7% vào tuần trước khi chạm mức thấp nhất trong hai năm.

Chỉ số Nikkei của Nhật vẫn tăng 0.6%, sau khi giảm 2.1% trong tuần trước ngay cả khi đồng yen yếu hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu.

Hợp đồng tương lai 50 EUROSTOXX và FTSE đi ngang. Chứng khoán tương lai của S&P 500 mất các khoản tăng ban đầu, giảm 0.4%, trong khi Nasdaq tương lai giảm 0.3%.

Cả hai chỉ số còn xa các mức cao nhất trong năm ngoái, với chỉ số S&P giảm trong sáu tuần liên tiếp.

Lạm phát cao ngất trời và lãi suất tăng khiến niềm tin của người tiêu dùng Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm vào đầu tháng Năm và tăng rủi ro đối với doanh số bán lẻ tháng Tư sẽ có vào thứ Ba.

Hạ bậc tăng trưởng

Một Cục Dự trữ Liên bang siêu diều hâu thúc đẩy các điều kiện tài chính thắt chặt, khiến Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 từ 2.6% xuống 2.4%. Tăng trưởng trong năm 2023 hiện dự kiến đạt 1.6% hàng năm, giảm từ 2.2%.

“Chỉ số điều kiện tài chính của chúng tôi đã thắt chặt hơn 100 điểm cơ bản, điều này sẽ tạo ra lực cản đối với tăng trưởng GDP khoảng 1 phần trăm,” theo nhà kinh tế Jan Hatzius của Goldman Sachs.

"Chúng tôi dự kiến việc thắt chặt các điều kiện tài chính gần đây sẽ vẫn kéo dài, một phần vì chúng tôi cho rằng Fed sẽ thực hiện những gì được dự kiến."

Định giá tương lai dự kiến các khoản tăng 50 điểm cơ bản trong cả tháng Sáu và tháng Bảy và lãi suất từ 2.5-3,0% vào cuối năm, so với 0.75-1.0% hiện tại.

Lo ngại tất cả sự thắt chặt này sẽ dẫn đến suy thoái đã thúc đẩy một đợt trái phiếu tăng vào tuần trước, với lợi suất trái phiếu 10 năm giảm 21 điểm cơ bản từ mức đỉnh 3.20%. Đầu ngày thứ Hai, lợi suất đã giảm trở lại đạt 2.91%.

Theo sau khoản sụt giảm này đồng dollar rời mức cao nhất trong hai thập kỷ, dù không nhiều. Chỉ số dollar cuối ở mức 104.560, không quá xa mức đỉnh 105.010.

Đồng euro đứng ở mức $1.0394, sau khi đến $1.0348 vào tuần trước. Dollar mất giá so với đồng yen, vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn sau dữ liệu của Trung Quốc, giảm xuống còn 128.88 yen.

Bitcoin tăng 2% lên $30,354, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020 vào tuần trước sau sự sụp đổ của TerraUSD, một loại tiền được gọi là ổn định.

Trên thị trường hàng hóa, giá vàng chịu áp lực bởi lợi suất cao và đồng dollar mạnh, cuối cùng ở mức $1,811/oz, giảm 3.8% trong tuần trước.

Giá dầu đảo chiều khi dữ liệu yếu kém của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về nhu cầu.

Dầu Brent giảm $1.22 xuống $110.33, trong khi dầu thô Mỹ giảm 1.04 cent xuống $109.45.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1