Chứng khoán Thứ tư, 03/03/2021, 12:24 GMT+7
“Ông kẹ” mới của Phố Wall: Thị trường trái phiếu

Covid-19 dường như không còn là mối quan tâm lớn nhất ở Phố Wall khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng. Hiện tại, sự chú ý tập trung vào thị trường trái phiếu và lạm phát.

m3 wallstr

Các nhà đầu tư đang bắt đầu lo ngại nền kinh tế có thể quá nóng và lạm phát sẽ quay trở lại không mong muốn.

Điều này đã dẫn đến một số biến động đáng chú ý trên thị trường trái phiếu gần đây. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ hiện ở mức khoảng 1.44 sau khi tăng lên 1.61% được một lúc vào thứ Năm, mức cao nhất kể từ trước khi đại dịch đẩy lãi suất lao dốc vào mùa xuân năm ngoái. Tuy nhiên, cổ phiếu đã tăng vào thứ Hai khi lợi suất trái phiếu giảm một chút so với tuần trước.

Dù lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức thấp lịch sử, các nhà đầu tư đang lo lắng về mức độ tăng đột biến.

Lợi suất ở khoảng 1% vào thời điểm này một năm trước, và chúng đã giảm xuống chỉ còn trên 0.3% trong tháng Ba, ngay sau khi Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ giảm lãi suất trong một cuộc họp khẩn cấp vào đầu cuộc khủng hoảng Covid-19.

Điều này nhắc nhở các nhà đầu tư về cái gì được gọi là đợt ‘taper tantrum’ năm 2013, khi lợi suất trái phiếu tăng mạnh sau khi Quỹ Dự trữ Liên bang công bố kế hoạch giảm mua trái phiếu. Kịch bản đó lặp lại có thể khiến về cổ phiếu sụt giảm thêm, đặc biệt là các Big Tech FAANG dẫn đầu Nasdaq, bởi họ hưởng lợi nhiều nhất từ lãi suất thấp.

“Sự thay đổi về lãi suất diễn ra quá nhanh chóng và điều đó khiến thị trường ngạc nhiên,” theo David Norris, người đứng đầu US Credit tại TwentyFour Asset Management.

Lạm phát có thể không phải là vấn đề trong nhiều năm

Nhưng liệu các bên giao dịch có phản ứng thái quá trước những lo ngại lạm phát sẽ là một vấn đề tiềm ẩn không? Chủ tịch Fed Jerome Powell và các thành viên còn lại của Fed vẫn không quá lo lắng, chủ yếu do tăng trưởng tiền lương vẫn chậm chạp và thị trường lao động còn lâu mới phục hồi hoàn toàn.

“Ông Powell dường như đang khuyên các nhà đầu tư đừng lo lắng. Ông ấy lo ngại hơn về tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng mất việc làm do đại dịch," ông Norris nói.

Lạm phát thường là vấn đề đáng lo lắng lớn hơn khi mọi người được trả lương nhiều hơn và sẵn sàng trả giá cao hơn cho hàng hóa và dịch vụ. Các đợt tăng giá hàng hóa gần đây, như dầu, có thể không đủ để gây ra lạm phát, trừ khi các công ty muốn chuyển chi phí tăng cho người tiêu dùng dưới dạng giá cao hơn.

"Mọi người đang dự đoán lạm phát. Giá bạch kim đang tăng cao hơn. Các mặt hàng khác như lithium cũng vậy,” theo Will Rhind, Giám đốc điều hành của GraniteShares, một công ty đầu tư quỹ giao dịch hối đoái. ETF hàng hóa của công ty này đã tăng 9% trong năm nay.

Fed cũng tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng giảm tốc và cắt giảm kích thích kinh tế và Fed có thể sẽ chịu đựng thêm lạm phát nếu lạm phát đi kèm với phục hồi kinh tế.

"Lạm phát là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phục hồi. Đó không hẳn là điều xấu. Các nhà đầu tư chỉ muốn nghe từ ông Powell rằng mọi thứ sẽ ổn và Fed sẽ hỗ trợ tăng trưởng với nhiều kích thích và thanh khoản hơn," Theo Brian Walsh Jr., cố vấn tài chính tại Walsh & Nicholson Financial Group.

Ông Walsh cho rằng lạm phát là vấn đề của năm 2022 và xa hơn nữa, không phải là điều phải lo lắng quá mức. Và theo dự đoán của chính Fed, không có khả năng tăng lãi suất cho đến cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.

Theo ông Walsh: “Sẽ không có lạm phát lớn cho đến khi phục hồi diễn ra vững chắc.”

Rất nhiều tiền mặt bên lề để giữ cho giá cổ phiếu tiếp tục tăng

Nếu Fed bỏ lỡ con thuyền lạm phát, họ có thể cần phải đảo ngược hướng đi và nhanh chóng tăng lãi suất. Nhưng ngay cả điều đó có thể không tổn hại quá nhiều đến nền kinh tế bởi nhiều người tiêu dùng đã giảm chi tiêu và tiết kiệm tiền mặt vì đại dịch.

Theo các số liệu gần đây nhất của chính phủ, tỷ lệ tiết kiệm trong tháng Giêng là 20.5% - cao hơn nhiều so với các mức trung bình trong lịch sử.

Theo Rhind của GraniteShares: “Có rất nhiều tiền dự trữ sẵn sàng được triển khai trong nền kinh tế và thị trường này.”

Và như Norris của TwentyFour Asset Management đã chỉ ra, có một số dấu hiệu trấn an khác cho thấy lạm phát không phải là mối đe dọa lớn vào lúc này. Đồng dollar Mỹ, có xu hướng suy yếu trong thời gian lạm phát, thực tế cho đến nay đã tăng hơn 1% so với một nhóm các tiền tệ toàn cầu quan trọng khác trong năm nay.

"Cuối cùng, lạm phát có thể là một mối quan ngại. Nhưng tất cả các động lực Fed xem xét cho thấy lạm phát không thường thấy vào lúc này. Thị trường đang vượt lên chính nó. Fed đã kiểm soát được lạm phát trong thời điểm này," ông Norris nói.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1