Tài chính Thứ ba, 23/01/2024, 09:17 GMT+7
Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm nợ của các nước châu Á xuống mức tiêu cực

Hãng xếp hạng tín nhiệm nợ quốc tế Moody’s Investors Service hạ triển vọng tín nhiệm nợ công của các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) xuống mức tiêu cực trong năm nay. Lý do Moody’s đưa ra là khu vực này đối mặt những tác động bất lợi từ đà tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cũng như điều kiện tín dụng thắt chặt trên toàn cầu và các căng thẳng địa chính trị.

j23 moody 

Trong báo cáo phát hành tuần trước, Moody’s nhận định tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến kinh tế của APAC vì nước này chi phối ngày một lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sức bật của nền kinh tế Trung Quốc ở thời kỳ hậu đại dịch Covid-19 không mạnh như kỳ vọng ban đầu. Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 5,2% trong năm 2023, thấp hơn mức dự báo 5,3% của các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Reuters.

Moody’s dự đoán tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 4% trong năm nay và năm tới, từ mức trung bình 6% trong giai đoạn 2014-2023. Goldman Sachs,  Morgan Stanley cùng các ngân hàng đầu tư quốc tế lớn khác cũng dự báo Trung Quốc sẽ suy giảm tốc độ tăng trưởng và có thể chỉ đạt 4,6% trong năm 2024.

Ngoài triển vọng tăng trưởng mờ nhạt của Trung Quốc, các điều kiện tín dụng thắt chặt sẽ gây áp lực lên tăng trưởng của các nước APAC. “Quyết định hạ triển vọng tín nhiệm nợ công của châu Á cũng căn cứ vào điều kiện thanh khoản thắt chặt trên toàn cầu. Hiện nay chúng tôi chưa thấy khả năng Cục Dự dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ, ít nhất là cho đến giữa năm nay”, Christian De Guzman, Phó chủ tịch cấp cao của Moody nói trong cuộc trao đổi với hãng tin CNBC hôm 22-1.

Guzman cho rằng việc hạ triển vọng tín nhiệm nợ xuống mức tiêu cực là động thái đầu tiên cho các bước tiếp theo trong 12 tháng tới, bao gồm khả năng hạ bậc tín nhiệm nợ. Các nước APAC sẽ không tránh được tác động của các điều kiện thanh khoản căng thẳng trên toàn cầu.

Moody’s lưu ý, việc Fed chậm giảm lãi suất sẽ thúc đẩy nhiều ngân hàng trung ương ở APAC duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm thiểu rủi ro mất giá tiền tệ. Bối cảnh lãi suất hạ chậm cũng khiến các nước APAC có mức xếp hạng tín nhiệm nợ thấp khó tiếp cận thị trường vay vốn quốc tế.

Ông Guzman cũng cho rằng các căng thẳng chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo dài và điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực APAC. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của hầu hết các quốc gia châu Á, trong khi Mỹ vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của họ. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2018, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ dâng cao, đối với các nước châu Á, việc duy trì cân bằng quan hệ với hai cường quốc này có thể ngày càng khó khăn hơn.

Moody’s dự báo, tăng trưởng GDP của 25 nền kinh tế trong khu vực APAC giảm xuống 3,6% vào năm 2024 từ mức 4,2% vào năm 2023. Đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất của khu vực này trong ít nhất hai 20 năm, nếu không tính những năm đại dịch Covid-19.

Theo VietStock


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1